Giáo án Sử 11 - Chương 8 - MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỈ XIX

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỶ XIX
    1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương

    01.png

    2. Phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX (Khởi nghĩa Yên Thế, 1884 - 1913)
    a, Nguyên nhân:
    - Kinh tế nông nghiệp sa sút đời sống nhân dân khó khắn => một bộ phận phiêu tán lên Yên Thế => sẵn sàng đầu tranh bảo vệ cuộc sống của mình
    - Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm => nhân dân Yên thế nổi dậy đấu tranh
    b, Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám
    c, Căn cứ: Yên Thế (Bắc Giang)
    d, Hoạt động chủ yếu:
    - Từ 1884 – 1892: do Đề Nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế.
    - Từ 1893 – 1897: do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp hai lần, nghĩa quân làm chủ bốn tổng ở Bắc Giang.
    - Từ 1898 – 1908: Căn cứ trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước.
    - Từ 1909 – 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục.
    e, Kết quả, ý nghĩa:
    - Kết quả: Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
    - Ý nghĩa:
    + Thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
    + Đóng vai trò là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản), khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc.
    02.png