Giáo án Sử 9 - Chương 10 - NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950)

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC BÙNG NỔ (19-12-1946)
    1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ

    - Thực dân Pháp bội ước.
    + Sau Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
    + Tại Hà Nội: thực dân Pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang.
    + Ngày 18-12- 1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiếm soát thủ đô cho chúng.
    - Ban thường vụ Trung Ương Đảng quyết định phát động toàn quốc khán chiến (19-12-1926)
    - Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
    => Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ.

    2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.
    - Tháng 9-1947, Tổng Bí thư Trường Chinh đã viết “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, nêu những nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm luợc.
    - Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của ta là cuộc chiến tranh nhân dân - toàn dân toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

    II. CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ PHÍA BẮC VĨ TUYẾN 16
    - Cuộc chiến đấu quyết liệt đã diễn ra ở hầu hết các thị xã, thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
    + Miền Bắc: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh.
    + Miền Trung: Huế, Đà Nẵng.
    - Tiêu biểu cho cả nước là cuộc chiến đấu oanh liệt suốt 60 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội để bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước.
    - Giữa tháng 2-1947, cuộc chiến đấu trong các khu đô thị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong các thành phố, lực lượng ta rút lên chiến khu an toàn. Cuộc chiến đấu tạm thời kết thúc để chuyển sang một giai đoạn chiến đấu mới.

    III. CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU – ĐÔNG NĂM 1947
    1. Thực dân Pháp tấn công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc

    - Âm mưu của địch:
    + Pháp lúng túng trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh
    + Chính trị: Thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.
    + Quân sự: Mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc để tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, khóa chặt biên giới Việt - Trung.
    + Pháp tấn công lên Việt Bắc: Ngày 7-10-1947, Pháp cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, đồng thời cho hai cánh quân theo đường số 4 và sông Lô bao vây Việt Bắc.

    2. Quân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
    - Chủ trương của ta:
    + Chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, phá tan âm mưu của địch.
    + Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc: bao vây, tập kích quân nhảy dù.
    + Bẻ gãy hai gọng kìm của địch:
    / Đường thủ ở Đoan Hùng ở (25-10-1947).
    / Đường bộ ở đèo Bông Lau (30-0-1947).
    - Ngày 19-12-1947, đại bộ phận Pháp rút khỏi Việt Bắc.
    - Kết quả: Ta giành thắng lợi lớn, tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch, căn cứ địa Việt Bẳc được giữ vững. Cơ quan đầu não của ta an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành.
    - Ý nghĩa: Đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

    IV. ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN.
    1. Âm mưu mới của địch:

    Sau thất bại ở Việt Bắc, chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của địch bị phá sản, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài.
    - Chúng thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" với nội dung chủ yếu là: tăng cường hoạt động mị dân, lôi kéo Bảo Đại để xúc tiến việc thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.
    - Phá hoại khối đoàn kết toàn dân (lập các xứ tự trị ở Đông Bắc, Tây Bắc, Hoà Bình, Tây Nguyên): tăng cường bình định nhằm giữ vững, củng cố vùng tạm chiếm, tăng cường bắt binh lính xây dựng ngụy quân

    2. Về phía ta:
    - Thực hiện phương châm “đánh lâu dài"
    - Đấy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
    - Từ 1948-1950:
    + Về quân sự:
    Ta chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
    + Về chinh trị, ngoại giao:
    / Năm 1948, tại Nam Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
    / Tháng 6-1949, Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định thống nhất hai tổ chức từ cơ sở đến trung ương.
    / Ngày 14-1-1950, Chính phủ nhiều nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao với ta.
    + Về kinh tế:
    / Ta chủ trương phá hoại kinh tế địch.
    / Đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ kinh tế dân chủ nhân dân.
    + Văn hoá giáo dục:
    / Tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.
    / Hướng dẫn giáo dục phục vụ nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.