Giáo án Toán 7 - Chương 1 - TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. Các kiến thức cần nhớ
    1. Số hữu tỉ

    Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số \(\dfrac{a}{b}\) với \(a,b \in \mathbb{Z},\,b \ne 0.\)
    Tập hợp số hữu tỉ được kí hiệu là \(\mathbb{Q}\).
    Ví dụ: \(\dfrac{1}{2};\,3...\) là các số hữu tỉ.
    Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
    + Ta có thể biểu diễn mọi số thực hữu tỉ trên trục số. Trên trục số, điểm biểu diễn số hữu tỉ $x$ được gọi là điểm $x$ .
    Ví dụ:
    Số hữu tỉ \(\dfrac{1}{2}\) được biểu diễn bởi điểm \(A\) nằm bên phải điểm \(0\) (như hình vẽ).
    01.PNG
    So sánh hai số hữu tỉ
    + Với hai số hữu tỉ bất kì $x,y$ ta tuôn có hoặc \(x = y\) hoặc \(x < y\) hoặc \(x > y\).
    + Nếu \(x < y\) thì trên trục số $x$ ở bên trái điểm $y$, nếu \(x > y\) thì trên trục số \(x\) ở bên phải điểm \(y\).
    + Số hữu tỉ lớn hơn $0$ được gọi là số hữu tỉ dương
    + Số hữu tỉ nhỏ hơn $0$ được gọi là số hữu tỉ âm
    + Số hữu tỉ $0$ không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.

    II. Các dạng toán thường gặp
    Dạng 1: Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số

    Phương pháp:
    +) Nếu \(\dfrac{a}{b}\) là số hữu tỉ dương, ta chia khoảng có độ dài 1 đơn vị làm $b$ phần bằng nhau, rồi lấy về phía chiều dương trục $Ox$ là $a$ phần , ta được vị trí của số \(\dfrac{a}{b}\).
    +) Nếu \(\dfrac{a}{b}\) là số hữu tỉ âm, ta chia khoảng có độ dài $1$ đơn vị làm $b$ phần bằng nhau, rồi lấy về phía chiều âm trục $Ox$ là $a$ phần , ta được vị trí của số \(\dfrac{a}{b}\).

    Dạng 2: So sánh hai số hữu tỉ
    Phương pháp:
    Để so sánh hai số hữu tỉ ta thường đưa chúng về các phân số có cùng mẫu số dương rồi so sánh tử số với nhau.
    * Đưa về các phân số có cùng mẫu số dương rồi so sánh tử số.
    * So sánh với số $0$ , so sánh với số $1$ , với $ - 1$ …
    * Dựa vào phần bù với $1$; ...
    * So sánh với phân số trung gian ( là phân số có tử số của phân số này mẫu số của phân số kia)