Giáo án Toán 7 - Chương 4 - GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Các kiến thức cần nhớ
    Để tính giá trị của một biểu thức đại số ta thực hiện các bước sau:
    + Bước 1: Thay chữ bởi giá trị số đã cho (chú ý các trường hợp phải đặt số trong dấu ngoặc).
    + Bước 2: Thực hiện các phép tính (chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính: thực hiện phép lũy thừa, rồi đến phép nhân, chia sau đó là phép cộng trừ).
    Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức \({x^2}{y^3} + xy\) tại \(x = 1\) và \(y = \dfrac{1}{2}\)
    Giải:
    Ta thay \(x = 1\) và \(y = \dfrac{1}{2}\) vào biểu thức \({x^2}{y^3} + xy\), ta có: \({1^2}.{\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^3} + 1.\dfrac{1}{2} = \dfrac{5}{8}\)
    Vậy giá trị của biểu thức đã cho tại \(x = 1\) và \(y = \dfrac{1}{2}\) là \(\dfrac{5}{8}.\)

    2. Các dạng toán thường gặp
    Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức đại số

    Phương pháp:
    + Bước 1: Thay chữ bởi giá trị số đã cho (chú ý các trường hợp phải đặt số trong dấu ngoặc).
    + Bước 2: Thực hiện các phép tính (chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính: thực hiện phép lũy thừa, rồi đến phép nhân, chia sau đó là phép cộng trừ).

    Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức khi biết mối quan hệ giữa các biến
    Phương pháp:
    Sử dụng biểu thức liên hệ giữa các biến để tính giá trị của biểu thức đã cho.

    Dạng 3: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức
    Phương pháp:
    Nếu \(A,B,C\) là các biểu thức đại số thì ta luôn có:
    \({A^2} \ge 0;\, - {B^2} \le 0;\,\left| C \right| \ge 0;\)\( - \left| C \right| \le 0\)