Giáo án Toán 9 - Chương 8 - HÌNH NÓN. HÌNH NÓN CỤT. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH HÌNH NÓN

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Các kiến thức cần nhớ
    Hình nón
    01.PNG
    Cho hình nón có bán kính đáy $R = OA$, đường sinh $l = SA$, chiều cao $h = SO$. Khi đó :
    + Diện tích xung quanh: ${S_{xq}} = \pi Rl$
    + Diện tích đáy : \({S_d} = \pi {R^2}\)
    + Diện tích toàn phần: ${S_{tp}} = {S_{xq}} + {S_d} = \pi Rl + \pi {R^2}$
    + Thể tích: $V = \dfrac{1}{3}\pi {R^2}h$
    + Công thức liên hệ : ${R^2} + {h^2} = {l^2}$
    Hình nón cụt
    02.PNG
    Cho hình nón cụt có các bán kính đáy là $R$ và $r,$chiều cao $h,$ đường sinh $l.$
    + Diện tích xung quanh: ${S_{xq}} = \pi (R + r)l$
    + Diện tích toàn phần: ${S_{tp}} = \pi (R + r)l + \pi {R^2} + \pi {r^2}$
    + Thể tích: $V = \dfrac{1}{3}\pi h({R^2} + Rr + {r^2})$

    2. Các dạng toán thường gặp
    Dạng 1: Tính diện tích, thể tích và các đại lượng liên quan của hình nón và hình nón cụt

    Phương pháp:
    Ta sử dụng các công thức ở phần lý thuyết
    * Cho hình nón có bán kính đáy $R = OA$, đường sinh $l = SA$, chiều cao $h = SO$. Khi đó :
    + Diện tích xung quanh: ${S_{xq}} = \pi Rl.$
    + Diện tích toàn phần: ${S_{tp}} = \pi Rl + \pi {R^2}.$
    + Thể tích: $V = \dfrac{1}{3}\pi {R^2}h.$
    + Công thức liên hệ : ${R^2} + {h^2} = {l^2}$
    * Cho hình nón cụt có các bán kính đáy là $R$ và $r,$chiều cao $h,$ đường sinh $l.$
    + Diện tích xung quanh: ${S_{xq}} = \pi (R + r)l.$
    + Diện tích toàn phần: ${S_{tp}} = \pi (R + r)l + \pi {R^2} + \pi {r^2}.$
    + Thể tích: $V = \dfrac{1}{3}\pi h({R^2} + Rr + {r^2}).$