Hãy chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Hãy chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”


    11.jpg
    Đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong truyền thống ứng xử của dân tộc​


    • Mở bài:
    Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là biểu hiện của đạo lí ghi nhớ và đền đáp công ơn của người khác. Đó là đạo lí tốt đẹp của dân tộc, được gìn giữ và kế thừa qua mấy nghìn năm, trở thành lối ứng xử văn hóa của dân tộc từ xưa đến nay.
    • Thân bài:
    Ý nghĩa của câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng

    Uống và ăn có nghĩa là nhận lấy, là hưởng thụ vật chất của con người. Nguồn và kẻ trồng cây là nhân tố tạo ra vaath chất. Nhớ là ghi khắc vào trong lòng để sau đó là biến thành hành động có ý nghĩa.
    Bằng hình ảnh ẩn dụ hết sức gần gũi, bình dị, qua câu tcuj ngữ, người xưa muốn khuyên nhủ rằng khi thụ hưởng một giá trị, một thành quả lao động nào đó ta phải biết ghi nhớ và đền đáp công ơn người đã tạo ra và để lại cho ta thành quả lao động ấy.
    Đạo lí về lòng biết ơn được nhân dân ta thể hiện rõ trong đời sống hàng ngày.

    Trong gia đình: nhân dân ta phải piết ơn, kính trọng ông bà, cha mẹ, biết đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục bằng. Truyền thống tốt đẹp ấy còn được thể hiện qua nhiều câu ca dao tục ngữ, trở thành bài học trong hệ thống các luân lí xã hội.
    Ghi nhớ công ơn ông bà, cha mẹ là nghĩa cử thành kính, thiêng liêng nhất của con người:

    Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
    Ngó lên nuộc lạt mái nhà

    Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

    Tri ân công ơn dạy dỗ của thầy cô là đạo lí cao quý của dân tộc từ nghìn đời nay:

    Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
    Gắng công mà học có ngày thành danh
    Con ơi ghi nhớ lời này

    Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
    Gươm vàng rớt xuống hồ Tây

    Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu

    Dân tộc ta còn có tập tục thờ cúng ông bà, tổ tiên và những người đã khuất. Tục tồn thờ thần phật, cung kính đối với các vị thần bảo trợ, che chở con người trong cuộc sống. Dù đó chỉ có ý nghĩa tâm linh nhưng lại là biểu tượng của lòng biết ơn.

    Ngoài xã hội: Nhân dân ta luôn nhớ ơn người lao động đã tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người để xã hội tồn tại, phát triển. Dân tộc ta thường tổ chức ngày lễ Hùng Vương để nhớ ơn người có công dựng nước .
    Nhân dân ta đã cụ thể đạo lí ấy bằng những hành động ý nghĩa. Xây dựng tượng đài, lập đền thờ các anh hùng kiệt sĩ. Tổ chức kỉ niệm trọng thể ngày sinh, ngày mất của các bật anh hùng. Kỉ niệm các ngày chiến thắng, ngày lễ. Tôn vinh những người có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tất cả đều là biểu hiện cho lòng biết ơn của nhân dân ta

    Trong phong trào về nguồn: nhân dân ta lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn sâu sắc những người có công với nhận dân, với tổ quốc. Nhà nước các đoàn thể hiện tốt các chế độ, chính sách đối với thương binh iệt sĩ, với gia đình có công với đất nước. Xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Làm tốt việc quy tập hài cốt các liệt sĩ về nghĩa trang, trả lại tên tuổi cho họ. Đó cũng là biểu hiện của lòng biết ơn
    • Kết bài:
    Lòng biết ơn là truyền thống, là đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ tròng cây là bài học đạo đức, là một lời khuyên đối đầy ý nghĩa đối với mọi người, mọi thế hệ. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó trong thời đại mới để làm cho cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn nữa, đất nước bền vững, thịnh vượng hơn nữa.