Hình học 6 Bài 9: Tam giác

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Tam giác ABC là gì?
    Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

    Tam giác ABC được kí hiệu là \(\Delta ABC\). Ta còn gọi tên và kí hiệu tam giác ABC là \(\Delta \)BCA, \(\Delta \)CAB, \(\Delta \)ACB, \(\Delta \)CBA, \(\Delta \)BAC.

    Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của tam giác.

    Ba đoạn thẳng AB, BC, CA là ba cạnh của tam giác

    Ba góc BAC, CBA, ACB là ba góc của tam giác.

    [​IMG]

    Trên hình, điểm M (nằm trong cả ba góc của tam giác) là điểm nằm bên trong tam giác. Điểm N (không nằm trong tam giác, không nằm trên cạnh nào của tam giác) là điểm nằm bên ngoài tam giác) là điểm nằm bên ngoài tam giác (điểm ngoài của tam giác).

    2. Vẽ tam giác
    Ví dụ 1: Vẽ một tam giác ABC, biết ba cạnh BC = 4cm, AB=3cm, AC=2cm.

    Giải

    Cách vẽ

    [​IMG]

    - Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm

    - Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 3cm

    - Vẽ cung tròn tâm C, bán kính 2cm

    - Lấy một giao điểm của hai cung trên, gọi giao điểm đó là A.

    - Vẽ đoạn thẳng AB, AC, ta có \(\Delta \)ABC.


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Vẽ hình liên tiếp theo các cách diễn đạt sau đây:

    a. Vẽ tam giác ABC, có AB = 6cm, BC = 6cm và CA = 6cm

    b. Vẽ tiếp các điểm M, N, P tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng AB, BC, CA.

    c. Vẽ tiếp tam giác MNP.

    d. Đọc tên, các đỉnh, các góc, các cạnh của những tam giác có 3 đỉnh lấy trong số các điểm A, B, C, M, N, P.

    Giải

    [​IMG]

    Tên tam giác: ABC; AMP; MBN; MNP; PNC

    Tên các đỉnh: A, B, C; A, M, P; M, B, N; M, N, P; P, N, C

    Tên các góc: A, B, C; A, M, P; M, B, N; M, N, P; P, N, C

    Tên các cạnh: AB, BC, CA; AM, MP, PA; MB, BN, NM; MN, NP, PM; PN, NC, CP

    Bài 2:

    a. Vẽ tam giác ABM có AB = 5cm, BM = AM = 6,5cm

    b. Vẽ tiếp góc AMx kề bù với góc AMB

    c. Vẽ tam giác AMC, sao cho MA = MC và điểm C thuộc tia Mx.

    d. So sánh MB, MA, MC

    e. Cho biết độ dài của đoạn thẳng BC.

    f. Đo và cho biết số đo của góc BAC

    g. Đo và cho biết độ dài của đoạn thẳng AC.

    Giải

    [​IMG]

    Sau khi vẽ ta được hình

    Ta có MA = MB = MC = 6,5cm

    Do C thuộc tia đối của MB nên điểm M ở giữa hai điểm B, C đồng thời MB = MC = 6,5cm nên M là trung điểm của BC. Từ đó BC = 13cm.

    Dùng thước đo góc, ta có \(\widehat {BAC} = {90^0}\)

    Sau khi đo đoạn thẳng AC có độ dài là 12 cm.