Hình học 6 - Chương 1 - Tia

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài tập luyện thêm.Tia
    Bài 16
    . Cho điểm C nằm giữa hai điểm A và B, điểm M nằm giữa hải điểm A và C, điểm N nằm giữa hai điểm C và B.
    a) Tìm các tia trùng nhau gốc C.
    b) Giải thích vì sao điểm C nằm giữa hai điểm M và N.
    Bài 17. Cho điểm O nằm giữa hai điểm E, F . hãy kể tên các kia đối nhau, các tia trùng nhau.
    Bài 18. Hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O tạo thành mấy tia? Có bao nhiêu tia đối nhau.
    Bài 19. Cho điểm A thuộc đường thẳng xy, điẻm M thuộc tia Ax và điểm N thuộc tia Ay
    a) tìm các tia đối tia Ax. b) Tìm các tia trùng với tia Ax.
    c) Trên hình vẽ có bao nhiêu tia(Hai tia trùng nhau chỉ kể một tia)
    Hướng dẫn – lời giải – đáp số
    Bài 16
    a) Các tia CM, CA trùng nhau. Các tia CN, CB trùng nhau
    b) Các tia CA, CB đối nhau(vì C nằm giữa A và B). Suy ra CM, CN đối nhau. Vậy C nằm giữa M và N.
    [​IMG]
    Bài 17. – Hai tia OE và OF là tia đối nhau.
    Các tia trùng nhau là : EO và EF; tia FO và FE.
    [​IMG]
    Bài 18.
    - Tạo thành 4 tia Ox, Oy,Oz,Ot.
    - Cặp tia đối nhau là: tia Ox và Oy; Tia Oz và Ot.
    [​IMG]
    Bài 19. a) Các tia đối của tia Ax là tia An,Ay(hai tia này chỉ là một tia)
    b) Hai tia trùng với tia Ax là tia AM.
    c) Trên hình vẽ có 6 tia: Mx,My,Ax,Ay,Nx,Ny.
    [​IMG]





    Bài 22 trang 112 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
    a) Hình tạo bởi điểm \(O\) và một phần đường thằng được chia ra bởi điểm \(O\) được gọi là một …
    b) Điểm \(R\) bất kì nằm trên đường thẳng \(xy\) là gốc chung của……
    c) Nếu điểm \(A\) nằm giữa hai điểm \(B\) và \(C\) thì:
    - Hai tia … đối nhau.
    - Hai tia \(CA\)… và … trùng nhau.
    - Hai tia \(BA\) và \(BC\) ….
    Giải:
    a) Tia gốc;
    b) Hai tia đối nhau \(Rx\) và \(Ry\);
    c) \(AB\) và \(AC\);
    \(CB\);
    trùng nhau






    Bài 23 trang 113 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Trên đường thẳng a cho bốn điểm \(M,N,P,Q\) như hình 31. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
    a) Trong các tia \(MN,MP,MQ,NQ\) có những tia nào trùng nhau?
    b) Trong các tia \(MN,NM,MP\) có những tia nào đối nhau?
    c) Nêu tên hai tia gốc \(P\) đối nhau.
    [​IMG]
    Giải :
    a) Xét riêng những tia cùng gốc \(M\); những tia cùng gốc \(N\) ta được :
    +) Các tia \(MN,MP,MQ\) trùng nhau
    +) Các tia \(NP, NQ\).
    b) Ta xét những tia chung gốc đó là \(MN\) và \(MP\). Hai tia này không đối nhau
    c) Hai tia gốc \(P\) đối nhau là tia \(PQ\) và tia \(PN\)
    hoặc hai tia gốc \(P\) đối nhau là tia \(PQ\) và tia \(PM\)





    Bài 24 trang 113 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Cho hai tia Ox, Oy đối nhau điểm A thuộc tia Ox, các điểm B và C thuộc tia Oy(B nằm giữa O và C). Hãy kể tên:
    a) Tia trùng với BC
    b) Tia đối với BC.
    Giải:
    [​IMG]
    a) Tia trùng với tia BC là tia By.
    b) Tia đối với tia BC là tia BO, tia BA hoặc tia Bx(ba tia này trùng nhau)





    Bài 25 trang 113 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Cho hai điểm A và B, hãy vẽ:
    a) Đường thẳng AB
    b) Tia AB.
    c) Tia BA.
    Giải: Em vẽ hình như sau:
    [​IMG]
    [​IMG]






    Bài 26 trang 113 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Vẽ tia AB. Lấy điểm M thuộc tia AB, hỏi:
    a) Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A hay nằm khác phía đối với điểm A?
    b) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B hay điểm B nằm giữa hai điểm A và M?
    Giải:
    [​IMG]

    a) Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A
    b) Nếu điểm M thuộc tia đối của BA thì hai tia BM và BA đối nhau do đó điểm B nằm giữa hai điểm A và M.
    - Nếu điểm M thuộc tia BM thì tia MA, MB đối nhau do đó điểm M nằm giữa hai điểm A và B.





    Bài 27 trang 113 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
    a) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với …
    b) Hình tạo bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía với A là một tia gốc …
    Giải:
    a) A
    b) A





    Bài 28 trang 113 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Vẽ đường \(xy\). Lấy điểm \(O\) trên đường thẳng \(xy\). Lấy điểm \(M\) thuộc tia \(Oy\). Lấy điểm \(N\) thuộc tia \(Ox\).
    a) Viết tên hai tia đối gốc \(O\)
    b) Trong ba điểm \(M,O,N\) thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
    Giải:
    [​IMG]
    a) hai tia đối nhau gốc \(O\) là tia \(Ox\) và \(Oy\).
    b, Điểm \(M\) thuộc tia \(Oy\) và \(N\) thuộc tia \(Ox\) mà hai tia \(Ox\) và \(Oy\) đối nhau nên \(O\) nằm giữa hai điểm \(M,N\).





    Bài 29 trang 114 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Cho hai tia đối nhau \(AB\) và \(AC\).
    a) Gọi \(M\) là một điểm thuộc tia \(AB\). Trong ba điểm \(M,A,C\) thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
    b) Gọi \(N\) là một điểm thuộc tia \(AC\). Trong ba điểm \(N,A,B\) thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
    Giải:
    [​IMG]

    a) \(M\) thuộc tia \(AB\) mà \(AB\) và \(AC\) là hai tia đối nhau nên \(A\) nằm giữa \(M\) và \(C\)
    b) \( N\) thuộc tia \(AC\) mà \(AB\) và \(AC\) là hai tia đối nhau nên \(A\) nằm giữa \(N\) và \(B\).






    Bài 30 trang 114 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
    Nếu điểm \(O\) nằm trên đường thẳng \(xy\) thì:
    a) Điểm \(O\) là gốc chung của …
    b) Điểm … nằm giữa một điểm bất kì khác \(O\) của tia \(Ox\) và một điểm bất kì khác \(O\) của tia \(Oy\).
    Giải:
    [​IMG]

    a) hai tia đối nhau \(Ox\) và \(Oy;A\)
    b) \(O\).
    Ví dụ: \(O\) nằm giữa \(B,A\)
    [​IMG]






    Bài 31 trang 114 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Lấy 3 điểm không thẳng hàng A,B,C vẽ hai tia AB,AC:
    a) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại M nằm giữa hai điểm B và C.
    b) Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tịa N không nằm giữa hai điểm B và C.
    Giải:
    Em có thể vẽ hình như sau:
    [​IMG]






    Bài 32 trang 114 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Trong các câu sau, em hãy chọn câu đúng:
    a) Hai tia Ox và Oy chun g gốc thì đối nhau.
    b) Hai tia Ox và Oy c ùng nằm trên một đường thẳng thì đối nhau.
    c) Hai tia Ox và Oy tạo thành đưởng thẳng xy thì đối nhau.
    Giải:
    Câu C