Hình học 7 - Chương 1 - Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 31 trang 94 sgk toán 7 - tập 1. Tập vẽ phác hai đường thẳng song song với nhau. Kiểm tra lại bằng dụng cụ.

    Hướng dẫn giải:

    Vẽ rất đơn giản các em kẻ theo dòng kẻ ở vở:

    [​IMG]






    Bài 32 trang 94 sgk toán 7 - tập 1.
    Trong các phát biểu sau, phát biểu nào diễn đạt đúng nội dung của tiên đề Ơ-clit.

    a) Nếu qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có hai đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau.

    b) Cho điểm M ở ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua M song song với đường thẳng a là duy nhất.

    c) Có duy nhất một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.

    d) Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có ít nhất một đường thẳng song song với a.

    Hướng dẫn giải:

    a) Đúng

    b) Đúng

    c) Sai vì có rất nhiều đường thẳng cùng song song với đường thẳng a.

    d) Sai vì qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a chỉ có duy nhất một đường thẳng song song với a.





    Bài 33 trang 94 sgk toán 7 - tập 1. Điền vào chỗ trốn (...) trong phát biểu sau:

    Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

    a) Hai góc so le trong ...

    b) Hai góc đồng vị ...

    c) Hai góc trong cùng phía ...

    Hướng dẫn giải:

    a) ... bằng nhau.

    b) ... bằng nhau

    c) ...bằng nhau





    Bài 34 trang 94 sgk toán 7 - tập 1. Hình 22 cho biết a // b và \(\widehat{A_{4}}=37^{\circ}\).

    [​IMG]

    a) Tính \(\widehat{B_{1}}\).

    b) So sánh \(\widehat{A_{1}}\) và \(\widehat{B_{4}}\).

    c) Tính \(\widehat{B_{2}}\).

    Hướng dẫn giải:

    a) Ta có: \(\widehat{B_{1}}=\widehat{A_{4}}=37^{\circ}\) (so le trong)

    b) Ta có: \(\widehat{A_{1}}\) và \(\widehat{A_{4}}\) kề bù

    nên \(\widehat{A_{1}}+\widehat{A_{4}}=180^{\circ}\)

    \(\Rightarrow \widehat{A_{1}}=180^{\circ}-\widehat{A_{4}}\)

    \(=180^{\circ}-37^{\circ}=143^{\circ}\)

    \(\widehat{B_{1}}\) và \(\widehat{B_{4}}\) kề bù nên \(\widehat{B_{1}}+\widehat{B_{4}}=180^{\circ}\)

    \(\Rightarrow \widehat{B_{4}}=180^{\circ}-\widehat{B_{1}}=180^{\circ}-37^{\circ}=143^{\circ}\)

    Vậy \(\widehat{A_{1}}=\widehat{B_{4}}=143^{\circ}\).

    c) Cách 1: \(\widehat{B_{2}}=\widehat{B_{4}}=143^{\circ}\) (hai góc đối đỉnh);

    Cách 2: \(\widehat{A_{1}}=\widehat{B_{2}}=143^{\circ}\) (hai góc so le trong);

    Cách 3: \(\widehat{B_{2}}+\widehat{A_{4}}=180^{\circ}\) (hai góc kề bù trong cùng phía bù nhau)

    nên \(\widehat{B_{2}}=180^{\circ}-\widehat{A_{4}}=180^{\circ}-37^{\circ}=143^{\circ}\)

    Còn cách khác. Học sinh tự tính.





    Bài 35 trang 94 sgk toán 7 - tập 1. Cho tam giác ABC. Qua đỉnh A vẽ đường thẳng a song song với BC, qua đỉnh B vẽ đường thẳng b song song với AC. Hỏi vẽ được mấy đường thẳng a, mấy đường thẳng b, vì sao?

    Hướng dẫn giải:

    [​IMG]

    Theo tiên đề Ơclit về đường thẳng song song ta chỉ vẽ được một đường thẳng a song song với đường thẳng BC, một đường thẳng b song song với đường thẳng AC.





    Bài 36 trang 95 sgk toán 7 - tập 1. Hình 23 cho biết a // b và c cắt a tại A, cắt b tại B.

    [​IMG]

    Hãy điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau:

    a) \(\widehat{A_{1}}=...\) (vì là cặp góc so le trong).

    b) \(\widehat{A_{2}}=...\) (vì là cặp góc đồng vị).

    c) \(\widehat{B_{3}}+\widehat{A_{4}}=...\) (vì ...).

    d) \(\widehat{B_{4}}=\widehat{A_{2}}\) ( vì ...).

    Hướng dẫn giải:

    a) \(\widehat{A_{1}}=\mathbf{\widehat{B_{3}}}\) (vì là cặp góc so le trong).

    b) \(\widehat{A_{2}}=\mathbf{\widehat{B_{2}}}\) (vì là cặp góc đồng vị).

    c) \(\widehat{B_{3}}+\widehat{A_{4}}=\mathbf{180^{\circ}}\) (vì là cặp góc trong cùng phía).

    d) \(\widehat{B_{4}}=\widehat{A_{2}}\) ( vì cùng bằng cặp góc so le trong \(\widehat{A_{4}}=\mathbf{\widehat{B_{2}}}\)).





    Bài 37 trang 95 sgk toán 7 - tập 1. Cho hình 24 (a // b). Hãy nêu tên các cặp góc bằng nhau của hai tam giác CAB và CDE.

    [​IMG]

    Hướng dẫn giải:

    [​IMG]

    \(\widehat{A}=\widehat{D}\) (so le trong);

    \(\widehat{B}=\widehat{E}\) (so le trong);

    \(\widehat{C_{1}}=\widehat{C_{2}}\) (đối đỉnh).





    Bài 38 trang 95 sgk toán 7 - tập 1. Hãy điền vào chỗ trống (...) trong bảng sau:

    [​IMG]

    Hướng dẫn giải:

    [​IMG]





    Bài 39 trang 95 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1. Đố: Hình 26 cho biết d1// d2 và một góc tù tại đỉnh A bằng 1500

    Tính góc nhọn tạo bởi a và d2.

    Gợi ý: Tính số đo của góc nhọn đỉnh A.

    [​IMG]

    Giải:

    [​IMG]


    Ta có : \(\widehat {{A_1}}\) và \(\widehat {{A_2}}\) là hai góc kề bù nên:

    \(\eqalign{
    & \widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}} = {180^0} \cr
    & \Rightarrow \widehat {{A_2}} = {180^0} - \widehat {{A_1}} = {180^0} - {150^0} = {30^0} \cr}\)

    Vì d1 // d2 và \(\widehat {{A_2}}\) so le trong với \(\widehat {{B_1}}\)

    \( \Rightarrow \widehat {{B_1}} = \widehat {{A_2}} = {30^0}\)

    Vậy \(\widehat {{B_1}} = {30^0}\)