Hình học 8 Bài 3: Hình thang cân

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Định nghĩa
    Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

    ABCD là hình thang cân (đáy AB; CD)

    \( \Leftrightarrow {\rm{ AB // CD }}\) và \({\rm{\hat C = \hat D}}\)

    [​IMG]

    2. Tính chất:
    Định lí 1: Trong một hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau, ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) => AD = BC

    Định lí 2: Trong một hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau, ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) => AC = BD

    Định lí 3: Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. Hình thang ABCD (đáy AB, CD) có AC = BD => ABCD là hình thang cân.

    Dấu hiệu nhận biết hình thang cân:

    - Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

    - Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

    Lưu ý:
    * Hình thang cân thì có 2 cạnh bên bằng nhau nhưng hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau chưa chắc là hình thang cân. Ví dụ như hình vẽ dưới đây:

    [​IMG]





    Bài tập minh họa
    Bài 1: Cho hình thang cân ABCD có \(AB\parallel CD\), AB < CD, H và K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A và B lên CD. Chứng minh rằng: DK=HC.

    Hướng dẫn:

    Ta có hình vẽ như sau:

    [​IMG]

    Xét hai tam giác vuông ADH và BCK ta có:

    AD=BC (hai cạnh bên của hình thang cân)

    \(\angle ADH = \angle BCK\) (hai góc kề một đáy của hình thang cân)

    \( \Rightarrow \Delta ADH = \Delta BCK\) (cạnh huyền- góc nhọn)

    ⇒DH = CK

    ⇒DH+HK =CK+HK

    ⇒DK=CH ( điều phải chứng minh)

    Bài 2: Cho hình thang cân ABCD có \(AB\parallel CD\) ,AB < CD, gọi E là giao điểm của hai cạnh bên, F là giao điểm của hai đường chéo. chứng minh rằng EF là trung trực của AB.

    Hướng dẫn:

    Ta có hình vẽ:

    [​IMG]

    Dễ thấy rằng EAB là tam giác cân tại E , ta có EA=EB nên E nằm trên đường trung trực của AB.(1)

    Xét hai tam giác ABD và BAC ta có:

    AB là cạnh chung

    AD=BD (cạnh bên của hình thang cân)

    AC=BD (hai đường chéo của hình thang cân)

    \( \Rightarrow \Delta ABD = \Delta BAC\) (cạnh-cạnh-cạnh)

    ⇒\(\angle ABD = \angle BAC\)

    ⇒ AFD là tam giác cân tại F

    ⇒AF=BF nên F cũng nằm trên đường trung trực của AB(2)

    Từ (1) và (2) có È là đường trung trực của AB (điều phải chứng minh)

    Bài 3: Hình thang cân ABCD với AB, CD là hai đáy, AB < CD có \(BD \bot BC\) , BD là phân giác của góc D, biết BC=6 cm. Tính chu vi hình thang.

    Hướng dẫn:

    [​IMG]
    Ta có:\(\angle ADC = \angle BCD\) (tính chất hình thang cân)

    Mà \(\angle BDC = \frac{1}{2}\angle ADC\) (tính chất đường phân giác)

    \( \Rightarrow \angle BDC = \frac{1}{2}\angle BCD\)

    Bên cạnh đó ta còn có \(\angle BDC + \angle BCD = {90^0}\)

    Từ đó ta được \(\begin{array}{l} \angle BDC = {30^0}\\ \angle BCD = {60^0} \end{array}\)

    Gọi E là trung điểm của CD, xét tam giác BEC ta có:

    \(BE = EC = \frac{1}{2}CD\) (BE là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên bằng một nửa cạnh huyền)

    \(\angle BCD = {60^0}\)

    ⇒Tam giác BEC là tam giác đều ⇒\(BC = BE = EC = \frac{1}{2}CD\)

    ⇒CD=2.BC=2.6=12 (cm)

    Ta có:

    \(\angle ADB = \angle BDE\) (tính chất đường phân giác)

    \(\angle BDE = \angle ABD\) (hai góc so le trong)

    ⇒\(\angle ADB = \angle ABD\)

    ⇒ Tam gác ABD cân tại A

    ⇒AB=AD

    mà AD=BC=6 nên AB=6 cm

    Vậy chu vi hình thang ABCD là : AB+BC+CD+DA=6+6+12+6=30 (cm)