Hình học 8 Bài 4: Diện tích hình thang

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    Kiến thức cần nhớ:
    1. Công thức tính diện tích hình thang

    Trước tiên tính công thức chung của hình thang chúng ta sẽ có công thức: trung bình cộng 2 cạnh đáy nhân với chiều cao giữa 2 đáy

    S = 1/2(a+b) * h

    [​IMG]



    2. Công thức tính diện tích hình bình hành:

    Diện tích hình bình hành bằng tích một cạnh nhân với đường cao tương ứng \(S = a.h\)

    [​IMG]




    Bài tập minh họa
    Bài 1: Cho hình thang ABCD có E,F lần lượt là trung điểm của hai canh bên BC,AD. Gọi G là trung điểm của EF. qua G kẻ đường thẳng bất kì cắt AB tại H và CD tại I. Chứng mình rằng : \({S_{AHI{\rm{D}}}} = {S_{HBCI}}\)

    Hướng dẫn:

    [​IMG]

    Ta dễ dàng chứng minh được G là trung điểm của HI.

    Gọi h là độ dài đường cao của hình thang dễ thấy rằng hai hình thang AHID và HBCI có đường cao có độ dài là h.

    Xét hình thang AHID có:

    \(EG = \frac{{AH + I{\rm{D}}}}{2}\) (EG là đường trung bình của hình thang AHID)

    \({S_{AHI{\rm{D}}}} = \frac{{AH + I{\rm{D}}}}{2}.h = EG.h\) (1)

    tương tự với hình thang HBCI ta có:

    \(GF = \frac{{BH + CI}}{2}\) (GF là đường trung bình của hình thang HBCI)

    \({S_{HBCI}} = \frac{{BH + CI}}{2}.h = GF.h\) (2)

    mà EG=GF(G trung điểm EF) (3)

    Từ (1),(2) và (3) ta được: \({S_{AHI{\rm{D}}}} = {S_{HBCI}}\)

    Bài 2: Hình thang cân ABCD (\(AB\parallel C{\rm{D}}\))có độ dài đường cao là h và hai đường chéo vuông góc với nhau. Tính diện tích hình thang đó theo h.

    Hướng dẫn:

    [​IMG]

    Gọi E là giao điểm của hai đường chéo, qua E kẻ đường thẳng vuông góc với AB và cắt AB tại F, cắt CD tại G., Theo đề bài ta có FG=h.

    Dễ thấy rằng hai tam giác ABD và BAC bằng nhau (trường hợp cạnh - góc - cạnh) nên \(\widehat {{\rm{ABD}}} = \widehat {BAC}\) ⇒ ABE là tam giác vuông cân tại E

    mà EF là đường cao đồng thời là đường trung tuyến ⇒ \(EF = \frac{1}{2}AB \Rightarrow AB = 2EF\)

    Tương tự ta cũng có EDC là tâm giác vuông cân tại E với EG là đường cao đồng thời là trung tuyến \( \Rightarrow EG = \frac{1}{2}CD \Rightarrow CD = 2EG\)

    Ta được AB+CD=2EF+2EG=2(EF+EG)=2FG=2h.

    Diện tích hình thang ABCD là \(S = \frac{{AB + C{\rm{D}}}}{2}h = \frac{{2h}}{2}h = {h^2}\) (đơn vị diện tích)