Hình học 8 Bài 4: Đường trung bình của tam giác, của hình thang

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    Kiến thức cần nhớ:
    I. Đường trung bình của tam giác:

    1.Định nghĩa: Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

    [​IMG]

    Ở hình trên ta gọi DE là đường trung bình cùa tam giác ABC.

    2.Các định lí:

    • Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.
    • Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
    II. Đường trung bình của hình thang:

    1.Định nghĩa: Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm của hai cạnh bên của hình thang.

    [​IMG]

    Ở hình trên ta gọi EF là đường trung bình của hình thang ABCD.

    2.Các định lí:

    • Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và sông sông với hai đáy thì đi qua trung điểm cânhj bên thứ hai.
    • Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và có độ dài bằng một nửa tổng hai đáy.

    Bài tập minh họa
    Bài 1: Cho tam giác ABC có D,E,F lần lượt là trung điểm của các danh AB,AC,BC. gọi G là trung điểm của AF. Chứng minh D,G,E thẳng hàng và G là trung điểm DE.

    Hướng dẫn:

    [​IMG]

    Chứng minh D, G, E thẳng hàng

    Xét tam giác ABF có:

    D là trung điểm AB

    G là trung điểm AF

    ⇒DG là đường trung bình của tam giác ABF

    \( \Rightarrow DG\parallel BF\) và \(DG = \frac{1}{2}BF\)

    Xét tam giác AFC có:

    G là trung điểm AF

    E là trung điểm AC

    ⇒GE là đường trung bình của tam giác AFC

    \( \Rightarrow GE\parallel FC\) và \(GE = \frac{1}{2}FC\)

    Ta có: \( DG\parallel BF\) và \( GE\parallel FC\) ⇒D, G, E thẳng hàng (tiên đề Euclid)

    Chứng minh G là trung điểm của DE

    Ta có: \(DG = \frac{1}{2}BF\) và \(GE = \frac{1}{2}FC\)

    Mà BF=CF (F là trung điểm BC)

    ⇒DG=GE

    Mà D,E,G thẳng hàng

    ⇒G là trung điểm của DE

    Bài 2: Cho tam giác ABC có BD và CE là các đường trung tuyến cắt nhau tại G, gọi I, K lần lượt theo hứ tự là trung điểm của GB và GC. Chứng minh rằng \(DE\parallel IK\) và DE=IK

    Hướng dẫn:

    [​IMG]

    Xét tam giác ABC có:

    E là trung điểm AB

    D là trung điểm AC

    ⇒DE là đường trung bình của tam giác ABC.

    \( \Rightarrow DE\parallel BC\) và \(DE = \frac{1}{2}BC\)

    Tương tự với tam giác GBC ta cũng có:

    I là trung điểm GB

    K là trung điểm GC

    ⇒IK là đường trung bình của tam giác GBC.

    \( \Rightarrow IK\parallel BC\) và \(IK = \frac{1}{2}BC\)

    \( \Rightarrow IK\parallel DE\) (cùng song song với BC ) và IK=DE (cùng bằng một nửa BC)

    Bài 3: Cho hình thang ABCD có AB, CD là hai đáy va AB < CD. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của BD và AC. Chứng minh rằng: \(EF = \frac{{CD - AB}}{2}\)

    Hướng dẫn:

    [​IMG]

    Gọi G và H lần lượt là trung điểm của AD và BC.

    Xét tam giác ADC có:

    G là trung điểm AD

    F là trung điểm AC

    ⇒GF là đường trung bình của tam giác ADC

    \( \Rightarrow GF\parallel DC\) và \(GF = \frac{1}{2}CD\)

    Chứng minh tương tự với tam giác BCD ta cũng có: EH là đường trung bình của tam giác BCD

    \( \Rightarrow EH\parallel CD\) và \(EH = \frac{1}{2}CD\)

    Ta có \(GF\parallel DC\) và \(EH\parallel CD\) ⇒E,F,G,H thẳng hàng.

    Xét tam giác ABD dễ thấy GE là đường trung bình của tam giác ABD nên \(GE = \frac{1}{2}AB\)

    Tương tự với tam giác ABC ta cũng chứng minh được \(FH = \frac{1}{2}AB\)

    Mặt khác ta có GH là đường trung bình của hình thang ABCD nên \(GH = \frac{{AB + CD}}{2}\)

    Ta có

    \(\begin{array}{l} GH = GE + EF + FH\\ \,\,\,\,\,\,\,\, = \frac{1}{2}AB + EF + \frac{1}{2}AB\\ \,\,\,\,\,\,\,\,\,= AB + EF = \frac{{AB + CD}}{2} \end{array}\)

    \( \Rightarrow EF = \frac{{CD - AB}}{2}\) (điều phải chứng minh)