Hóa học 10 Bài 34: Luyện tập Oxi và lưu huỳnh

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. So sánh tính oxi hoá của O2 và S?

    Oxi (8)Lưu huỳnh (16)Nhận xét
    Cấu hình electron1s22s22p41s22s22p63s23p4Đều có 6e lớp ngoài cùng
    Độ âm điện3,442,58ĐÂĐ: O > S
    Tính chất hoá họcCó tính oxi hoá mạnh
    Ko có tính khử
    Có tính oxi hoá
    Có tính khử
    Đều có tính oxi hoá
    So sánh tính oxi hoáS + O2 → SO2Tính oxi hoá: O2 > S Có tính oxi hoá
    2. So sánh tính oxi hoá của O2 và O3

    O2O3Nhận xét
    GiốngCó tính oxi hoá mạnhCó tính oxi hoá rất mạnhĐều có tính oxi hoá
    So sánh tính oxi hóaAg + O2 → ko xảy ra
    O2 + KI + H2O → ko xảy ra
    Ag + O2 → Ag2O + O2
    O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2
    Tính oxi hoá: O3 > O2
    Nhận biết O3 bằng dd KI, hồ tinh bột
    3. Tính chất của hợp chất lưu huỳnh

    H2SSO2H2SO4
    1. Dd H2S có tính axit yếu
    H2S + 2NaOH → Na2S + H2O
    2. Có tính khử mạnh
    2H2S + O2 → 2S + 2H2O
    1. Là oxit axit
    SO2 + H2O
    [​IMG]
    H2SO3
    2. Có tính khử
    SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
    3. Có tính oxi hoá
    SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
    1. H2SO4 loãng có tính chất của axit mạnh
    2. H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh và tính háo nước
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% loãng thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgSO4 trong dung dịch Y là 15,22%. Nồng độ % ZnSO4 trong dung dịch Y là
    Hướng dẫn:

    Giả sử số mol H2SO4 = 1 mol → khối lượng dung dịch HCl = 98: 0,2 = 490 gam.
    X phản ứng vừa đủ với 1 mol H2SO4 sinh ra 1 mol H2.
    Đặt số mol Zn = x và số mol Mg = y mol → ∑ khối lượng kim loại = 65x + 24y.
    bảo toàn electron → 2x + 2y = 2nH2= 2
    Khối lượng dung dịch sau phản úng = 490 + 65x + 24y - 1.2 = 488 + 65x + 24y.
    Nồng độ phần trăm MgSO4 = \(\frac{{y.\left( {24 + 96} \right)}}{{488 + 65{\rm{x}} + 24y}} = 0,1522\)
    Giải hệ ta được x = 0,333, y = 0,667
    Từ đó tính được nồng độ %ZnSO4 = \(\frac{{0,333\left( {65 + 96} \right)}}{{488 + 65.0,333 + 24.0,667}}.100\% = 10,2\%\)
    Bài 2:
    Hòa tan hoàn toàn kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 4,9% thu được khí H2 và dung dịch muối có nồng độ 5,935%. Kim loại M là:
    Hướng dẫn:

    Gọi hóa trị của M là n. Giả sử có 100g dd H2SO4
    \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100 \Rightarrow {m_{ct}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100}} = \frac{{4,9.100}}{{100}} = 4,9\)
    \(\Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,05mol\)
    \(\begin{array}{l} 2M + n{H_2}S{O_4} \to {M_2}{\left( {S{O_4}} \right)_n} + n{H_2}\\ \frac{{0,1}}{n} \leftarrow 0,05{\rm{ }} \to {\rm{ }}\frac{{0,05}}{n}{\rm{ 0,05}} \end{array}\)
    Bảo toàn khối lượng: \({m_M} + {m_{{\rm{dd }}{{\rm{H}}_2}S{O_4}}} = {m_{{\rm{dd muoi}}}} + {m_{{H_2}}}\)
    \(\Rightarrow {m_{dd{\rm{ muoi}}}} = 100 - 0,05.2 + \frac{{0,1M}}{n} = \left( {99,9 + \frac{{0,1M}}{n}} \right)gam\)
    Có \(C{\% _{{\rm{ muoi}}}} = \frac{{\frac{{0,05}}{n}\left( {2M + 96n} \right)}}{{99,9 + \frac{{0,1M}}{n}}}.100\% = 5,935\%\)
    \(\Rightarrow M = 12n\)
    Với n = 2 thì \(M = 24{\rm{ g}}\left( {Mg} \right)\)
    Bài 3:

    Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là:
    Hướng dẫn:

    \(m\)rắn sau \(-\ m_M = m_{Cl_2} + m_{O_2} \Rightarrow 71n_{Cl_2} + 32n_{O_2} = 23 - 7,2 = 15,8 \ g\)⇒
    \(n\)khí \(= n_{Cl_2} + n_{O_2} = 0,25\ mol\)
    \(\Rightarrow n_{Cl_2} = 0,2;\ n_{O_2} = 0,05\ mol\)
    Gọi hóa trị của M là x
    ⇒ Bảo toàn e: \(x \times n_M = 2n_{Cl_2} + 4n_{O_2}\)
    \(\Rightarrow x \times \frac{7,2}{M} = 2 \times 0,2 + 4 \times 0,05\)
    ⇒ M = 12x
    +) x = 2 ⇒ M = 24 g (Mg)