Hóa học 10 Bài 5: Cấu hình electron

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Thứ tự các mức năng lượng của nguyên tử

    Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…
    [​IMG]
    Hình 1: Sơ đồ phân bố các mức năng lượng của các lớp và phân lớp
    2. Cấu hình electron của nguyên tử

    a. Cấu hình electron

    • Cấu hình e biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
    • Cách viết cấu hình e như sau:
      • Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử
      • Bước 2: Phân bố các electron theo thứ tự mức năng lượng ( 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…) và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2 electron, phân lớp p chứa tối đa 6e, phân lớp d chứa tối đa 10 electron, phân lớp f chứa tối đa 14 e.
    • Qui ước cách viết cấu hình e:
      • Số thứ tự của lớp được viết bằng các số (1,2,3,...)
      • Phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường: s p d f
      • Số e viết trên kí hiệu của các phân lớp như số mũ (s2, p6)
    • Ví dụ:
      • H (Z=1): 1s1 g H là nguyên tố s
      • Li (Z = 3): 122 2s1 g Li là nguyên tố s
      • Cl (Z=17): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 g Cl là nguyên tố p
      • Fe (Z = 26): 1s2 2s2 2p6 3s23p6 4s2 3d6 g Fe là nguyên tố d hay 1s2 2s2 2p6 3s23p6 3d6 4s2
    • Ghi chú:
      • Nguyên tố s: e cuối cùng điền vào phân lớp s.
      • Nguyên tố p: e cuối cùng điền vào phân lớp p
      • Nguyên tố d: e cuối cùng điền vào phân lớp d
    b. Cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu tiên

    ZKí hiệuCấu hình electron
    1H1s1
    2He1s2
    3Li1s22s1
    4Be1s22s2
    5B1s22s22p1
    6C1s22s22p2
    7N1s22s22p3
    8O1s22s22p4
    9F1s22s22p5
    10Ne1s22s22p6
    11Na1s22s22p6 3s1
    12Mg1s22s22p6 3s2
    13Al1s22s22p6 3s2 3p1
    14Si1s22s22p6 3s2 3p2
    15P1s22s22p6 3s2 3p3
    16S1s22s22p6 3s2 3p4
    17Cl1s22s22p6 3s2 3p5
    18Ar1s22s22p6 3s2 3p6
    19K1s22s22p6 3s2 3p6 4s1
    20Ca1s22s22p6 3s2 3p6 4s2
    c. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng

    • Nguyên tử của tất cả các nguyên tố có tối đa 8 e lớp ngoài cùng.
    Số e lớp ngoài cùngTính chất
    *1, 2, 3 e
    *4 e
    *5, 6, 7 e
    *8 e (trừ He)
    *kim loại (trừ H, He, B)
    *kim loại hoặc PK
    *phi kim
    *khí hiếm (khí trơ)
    • Ví dụ:
      • Na (Z=11): 1s2 2s2 2p6 3s1(kim loại)
      • Cl (Z=17): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5(phi kim)
      • Ar (Z=18): 1s2 2s2 2p6 3s23p6(khí hiếm)
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z = 20, Z = 21, Z = 22,
    Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tố đó khác nhau như thế nào ?
    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của các nguyên tố có :
    • Z = 20 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
    • Z = 21 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d14s2
    • Z = 22 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 4s2
    • Z = 24 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1
    • Z = 29 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1
    Nhận xét:
    • Cấu hình Z =20 khác với các cấu hình còn lại ở chỗ không có phân lớp 3d.
    • Cấu hình Z =24 và Z = 29 có 1 electron ở phân lớp 4s.
    Bài 2:

    Nguyên tử Fe có Z = 26. Hãy viết cấu hình elctron của Fe.
    Nếu nguyên tử Fe bị mất hai electron, mất ba electron thì các cấu hình electron tương ứng sẽ như thế nào ?
    Hướng dẫn:

    Fe (Z = 26) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d6 4s2
    Fe2+ (Z = 26) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d6
    Fe3+ (Z = 26) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d5