Hoá học 10 Cơ bản - Bài 35. Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Điều chế và chứng minh tính khử của \(H_2S\).
    Hiện tượng: \(H_2S\) thoát ra có mùi trứng thối. \(H_2S\) cháy trong không khí ngọn lửa màu xanh.
    PTHH: \(2HCl + FeS → FeCl_2 + H_2S\).
    \(2H_2S + O_2 → 2S + 2H_2O.\)
    S là chất khử, O là chất oxi hóa.

    2. Tính khử của \(SO_2\).
    Hiện tượng: Mất màu dung dịch brom.
    PTHH: \(Na_2SO_3 + H_2SO_4 → Na_2SO_4 + H_2O + SO_2\).
    \(SO_2 + Br_2 + 2H_2O → 2HBr+ H_2SO_4\).
    S là chất khử, Br là chất oxi hóa.

    3. Tính oxi hóa của \(SO_2\)
    Hiện tượng: Vẩn đục, màu vàng.
    PTHH: \(SO_2 + H_2S → 3S + 2H_2O\).
    S vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

    4. Tính oxi hóa của \(H_2SO_4\) đặc.
    Hiện tượng: Dung dịch có bọt khí và từ không màu chuyển sang màu xanh.
    PTHH: \(Cu + 2H_2SO_4 → CuSO_4 + SO_2 + 2H_2O\).
    Cu là chất khử, S là chất oxi hóa.