Hoá học 10 Nâng cao - Bài 37 : Luyện tập chương 5

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 149 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch : NaF, NaCl, NaBr và NaI thì thấy :
    A. Cả 4 dung dịch đều tạo ra kết tủa.
    B. Có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo ra kết tủa.
    C. Có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo ra kết tủa.
    D. Có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo ra kết tủa.
    Tìm phương án đúng.
    Giải
    Chọn B.




    Bài 2 trang 149 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình ? Viết phương trình hóa học.
    Giải
    Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử và cho một ít hồ tinh bột vào 3 mẫu thử trên, tiếp tục cho nước clo lần lượt vào 3 mẫu thử.
    - Mẫu thử chuyển sang vàng là NaBr
    \(C{l_2} + 2NaBr\,\, \to \,\,2NaCl + B{r_2}\)
    - Mẫu thử có xuất hiện màu xanh là mẫu NaI
    \(C{l_2} + 2NaI\,\, \to \,\,2NaCl + {I_2}\)
    - Mẫu không có hiện tượng là NaCl.




    Bài 3 trang 149 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Hãy cho biết tên của các chất A, B, C biết rằng chúng tham gia các phản ứng được ghi bằng các sơ đồ sau. Biết A là chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
    \(\eqalign{
    & A + {H_2}\,\, \to \,\,B \cr
    & A + {H_2}O\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
    {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,B + C \cr
    & A + {H_2}O + S{O_2}\,\, \to \,\,B\, + \,......... \cr
    & C\,\, \to \,\,B + ............. \cr} \)
    Giải
    Phương trình phản ứng :
    \(\eqalign{
    & C{l_2} + {H_2}\,\buildrel {as} \over
    \longrightarrow \,\,2HCl \cr
    & \left( A \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( B \right) \cr
    & C{l_2} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
    {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} HCl + HClO \cr
    & \left( A \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( B \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\left( C \right) \cr} \)
    \(\eqalign{ & C{l_2} + 2{H_2}O + S{O_2}\,\, \to \,\,2HCl + {H_2}S{O_4} \cr & \left( A \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( B \right) \cr & 2HClO\,\, \to \,\,2HCl + {O_2} \uparrow \cr & \,\,\,\left( C \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( B \right) \cr} \)




    Bài 4 trang 149 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.
    Hãy cho biết khí A và khí B có thể là những chất gì ? Viết các phương trình hóa học.
    Giải
    Khí A : \(S{O_2}\) , khí B: HI.
    Phần I: \(S{O_2} + B{r_2} + 2{H_2}O\,\, \to \,\,2HBr + {H_2}S{O_4}\)
    Phần II : \(B{r_2} + 2HI\,\, \to \,\,2HBr + {I_2} \downarrow \)




    Bài 5 trang 149 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết. Viết phương trình hóa học.
    Giải
    Cho một ít NaBr vào hỗn hợp để loại khí Cl2
    \(C{l_2} + 2NaBr\,\, \to \,\,2NaCl + B{r_2}\)
    Chưng cất hỗn hợp để lấy Br2 tinh khiết.




    Bài 6 trang 150 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Bằng thí nghiệm nào có thể kiểm tra được khí nitơ có lẫn tạp chất sau đây hay không ?
    a) Clo
    b) Hiđro clorua
    Hãy viết các phương trình hóa học.
    Giải
    a) Cho hỗn hợp khí qua dung dịch KI, nếu thấy dung dịch chuyển sang màu nâu thì hỗn hợp có lẫn Cl2 :
    \(C{l_2} + 2KI\,\, \to \,\,2KCl + {I_2}\)
    b) Cho hỗn hợp qua dung dịch AgNO3 nếu có kết tủa trắng là hỗn hợp có HCl :
    \(HCl + AgN{O_3}\,\, \to \,\,AgCl \downarrow + HN{O_3}\)





    Bài 7 trang 150 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Cho các chất: brom, clo, hiđro clorua, iot, bạc bromua, natri clorua.
    Hãy chọn trong số các chất trên :
    a) Một chấ lỏng ở nhiệt độ phòng.
    b) Một chất có trong nước biển nhưng không có trong nước nguyên chất.
    c) Một chất khí có màu vàng lục.
    d) Một chất bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời.
    e) Một chất khí không màu tạo khói trong không khí ẩm.
    f) Một hợp chất được dùng để bảo quản thực phẩm.
    g) Một chất khí tan trong nước tác dụng dần với nước tạo ra 2 axit.
    h) Một chất rắn khi được đun nóng biến thành khí màu tím.
    i) Một chất khí tẩy trắng giấy màu ẩm.
    Giải
    a) Brom
    b) Natri clorua
    c) Clo
    d) Bạc bromua
    e) Hiđro clorua
    f) Natri clorua
    g) Clo
    h) Iot
    i) Clo




    Bài 8 trang 150 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Khi bị nung nóng kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách :
    a) Tạo ra oxi và kali clorua;
    b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.
    - Viết các phương trình hóa học.
    - Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5 g kali clorat, thu được 33,5 g kali clorua.
    Giải
    Phản ứng hóa học xảy ra:
    Phương trình hóa học:
    \(\eqalign{ & 2KCl{O_3}\,\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2KCl + 3{O_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( a \right) \cr & \,\,\,\,x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x \cr & 4KCl{O_3}\,\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 3KCl{O_4} + KCl\,\,\,\,\left( b \right) \cr & \,\,\,\,\,y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,25y \cr} \)
    Phần trăm khối lượng KClO3 đã bị phân hủy.
    Theo đề bài ta có \(\left\{ \matrix{ \left( {x + y} \right).122,5 = 73,5 \hfill \cr \left( {x + 0,25y} \right).74,5 = 33,5 \hfill \cr} \right.\)
    \(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x + y = 0,6 \hfill \cr x + 0,25y = 0,45 \hfill \cr} \right.\)
    Giải được x = 0,4 ; y = 0,2.
    Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (a) : \({{0,4.122,5} \over {73,5}}.100\% = 66,67\% \)
    Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (b) : \({{0,2.122,5} \over {73,5}}.100\% = 33,33\% \)




    Bài 9 trang 150 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Thêm 78ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào dung dịch có chứa 3,88 g hỗn hợp kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohiđric nồng độ 1,5 mol/l. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hiđro clorua ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để tạo ra lượng axit clohiđric đã dùng.
    Giải
    Số mol AgNO3: \({{78.1,09.10} \over {100.170}} = 0,05\,\left( {mol} \right)\)
    Số mol HCl: \( 0,0133.1,5 = 0,02\) (mol)
    Đặt số mol của KBr và NaI lần lwuojt là x mol và y mol.
    \(\eqalign{ & AgN{O_3} + KBr\,\, \to \,\,AgBr \downarrow + KN{O_3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \cr & \,\,\,\,\,x\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,x\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,x \cr & AgN{O_3} + NaI\,\, \to \,\,AgI \downarrow + NaN{O_3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \cr & \,\,\,\,y\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,y\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,y \cr & AgN{O_3} + HCl\,\, \to \,\,AgCl \downarrow + HN{O_3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right) \cr & \,0,02\,\, \leftarrow \,\,0,02\,\, \to \,\,0,02 \cr} \)
    Theo đề bài, ta có hệ phương trình:
    \(\left\{ \matrix{ 119x + 150y = 3,88 \hfill \cr x + y + 0,2 = 0,05 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x = 0,02 \hfill \cr y = 0,01 \hfill \cr} \right.\)
    Vậy
    \(\eqalign{ & \% {m_{KBr}} = {{0,02.119} \over {3,88}}.100\% = 61,34\% \cr & \% {m_{NaI}} = 100\% - 61,34\% = 38,66\% \cr} \)
    Thể tích hiđro clorua cần dùng :
    \(0,02.22,4 = 0,448\) (lít).





    Bài 10 trang 150 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khi gồm hiđro clorua và hiđro bromua vào nước, ta thu được dung dịch chứa hai axit với nồng độ phần trăm bằng nhau.
    Hãy tính thành phần phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí ban đầu.
    Giải
    Đặt số mol của HCl và HBr lần lượt là x mol và y mol. Thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không phụ thuộc vào số mol hỗn hợp. Nên trong trường hợp này ta xét số mol hỗn hợp là 1 mol.
    \( \Rightarrow x + y = 1\,\,\,\,\,\,\,\,\left( * \right)\)
    Dung dịch chứa 2 axit có nồng độ phần trăm bằng nhau có nghĩa là khối lượng 2 axit bằng nhau.
    \( \Rightarrow 36,5x = 81y\,\,\,\,\,\left( {**} \right)\)
    Giả hệ (*) và (**) ta được \(x = 0,69\) và \(y = 0,31\).
    Thành phần phần trăm về thể tích từng chất khí trong hỗn hợp.
    \(\eqalign{ & \% {V_{HCl}} = \% {n_{HCl}} = {{0,69.100\% } \over 1} = 69\% \cr & \% {V_{HBr}} = \% {n_{HBr}} = 31\% \cr} \)