Hoá học 10 Nâng cao - Bài 5: Luyện tập về: Thành phần cấu tạo nguyên tử, khối lượng của nguyên tử

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 22 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?
    A. \(_{110}^{185}X\)
    B. \(_{185}^{185}X\)
    C. \(_{75}^{185}X\)
    D. \(_{185}^{75}X\)
    Giải
    Theo đề bài, trong (X) có 75 electron và 110 nơtron
    \( \Rightarrow Z = 75,A = 75 + 110 = 185.\) Kí hiệu \(_{75}^{185}X\) .
    Chọn C.




    Bài 2 trang 22 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Nguyên tử nào sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron?
    A. \(_{17}^{37}Cl\)
    B. \(_{19}^{39}K\)
    C. \(_{18}^{40}Ar\)
    D. \(_{20}^{40}Ca\)
    Giải
    Kí hiệu \(_{19}^{39}K\) cho biết:
    Số proton bằng 19 và số electron bằng 19. Số nơtron bằng 39 – 19 = 20.
    Chọn B.




    Bài 3 trang 22 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Theo số liệu ở bảng 1.1 bài 1. Hãy tính:
    a) Khối lượng (g) của nguyên tử ninơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron)
    b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.
    Giải
    a) Khối lượng của nguyên tử nitơ:
    Tổng khối lượng của electron: \(7.9,{1.10^{ - 28}} = 63,{7.10^{ - 28}}\left( {gam} \right)\)
    Tổng khối lượng của proton: \(7.1,{67.10^{ - 24}} = 11,{69.10^{ - 27}}\left( {gam} \right)\)
    Tổng khối lượng của nơtron: \(7.1,{675.10^{ - 24}} = 11,{725.10^{ - 24}}\left( {gam} \right)\)
    Khối lượng của nguyên tử nitơ:
    \({m_{nguyen\,tu}} =\sum {{m_{proton}}} + \sum {{m_{notron}}} + \sum {{m_{electron}}} \)
    \(= 23,{42.10^{ - 24}}\left( g \right).\)
    b) Tỉ số khối lượng của electron so với khối lượng nguyên tử nitơ:
    \({{{m_e}} \over {{m_{nguyen\,tu}}}} = {{63,{{7.10}^{ - 28}}} \over {23,{{42.10}^{ - 24}}}} = 2,{72.10^{ - 4}} \approx {3 \over {10000}}.\)
    Từ kết quả trên, ta có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử.




    Bài 4 trang 22 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Biết rằng nguyên tố agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36, 38 và A. Phần trăm số nguyên tử của các động vị tương ứng lần lượt bằng: 0,34%; 0,06% và 99,6%. Tính số khối của đồng vị A của nguyên tố agon, biết nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98.
    Giải
    Nguyên tử khối trung bình của agon là:
    \({\overline A _{Ar}} = {{36.0,34 + 38.0,06 + A.99,6} \over {100}} = 39,98 \Rightarrow A = 40.\)
    Vậy các đồng vị của agon là: \(^{36}Ar\left( {0,34\% } \right);{\,^{38}}Ar\left( {0,06\% } \right);{\,^{40}}Ar\left( {99,6\% } \right).\)




    Bài 5 trang 22 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Nguyên tố Mg có 3 đồng vị tương ứng với thành phần phấn trăm như sau:
    [​IMG]
    a) Tính nguyên tử khối trung bình của Mg.
    b) Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử \(^{25}Mg\), thì số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị còn lại là bao nhiêu?
    Giải
    a) Nguyên tử khối trung bình của Mg:
    \({\overline A _{Mg}} = {{24.78,99 + 25.10 + 26.11,01} \over {100}} = 24,3u\)
    b) Tỉ lệ các đồng vị: Theo tỉ lệ đã cho ta có:
    \(^{24}Mg\)
    78,99 nguyên tử
    ? nguyên tử
    \(^{25}Mg\)
    10 nguyên tử
    50 nguyên tử
    \(^{26}Mg\)
    11,01 nguyên tử
    ? nguyên tử
    Số nguyên tử \(^{24}Mg\) là: \({{50.78,99} \over {10}} = 395\) (nguyên tử)
    Số nguyên tử \(^{26}Mg\) là: \({{50.11,01} \over {10}} = 55\) (nguyên tử)
    Vậy nếu có 50 nguyên tử \(^{25}Mg\) thì có 395 nguyên tử \(^{24}Mg\) và 55 nguyên tử \(^{26}Mg\).