Hoá học 11 Nâng cao - Bài 24: Luyện tập tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Viết công thức cấu tạo của:
    a)Canxi cacbua
    b) Nhôm cácbua
    c) Cacbon tetraflorua
    Trong các hợp chất trên số oxi hóa của cacbon là bao nhiêu?
    Giải
    [​IMG]



    Câu 2 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao.
    a) Tại sao cacbon monooxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi ?
    b) Hãy phân biệt khí \(CO\) và khí \({H_2}\) bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.
    Giải
    a) \(CO\) cháy được trong \({O_2}\) vì \(CO\) có tính khử và \({O_2}\) có tính oxi hóa. \(C{O_2}\) không có tính khử nên không cháy được trong \({O_2}\).
    \(2\mathop C\limits^{ + 2} O + {O_2} \to 2\mathop C\limits^{ + 4} {O_2}\)
    b) Cách 1: Đốt hai khí rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư. Mẫu tạo kết tủa là \(C{O_2}\) \( \Rightarrow CO\). Mẫu còn lại là \({H_2}\)
    \(CO + {O_2} \to C{O_2}\)
    \(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\)
    Cách 2: Cho hai mẫu thử tác dụng với \(PdC{l_2}\), mẫu tạo kết tủa đen là \(CO\), mẫu còn lại là \({H_2}\).
    \(PdC{l_2} + CO + {H_2}O \to Pd \downarrow \)đen \( + C{O_2} \uparrow + 2HCl\)




    Câu 3 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao.
    a) Làm thế nào để phân biệt khí \(C{O_2}\) và khí \({O_2}\):
    - Bằng phương pháp vật lí
    - Bằng phương pháp hóa học
    b) Làm thế nào để phân biệt muối natri cacbonat và muối natri sunfit ?
    Giải
    a) Bằng phương pháp vật lí: Nén ở áp suất cao \(C{O_2}\)dễ hóa lỏng hơn \({O_2}\).
    Phương pháp hóa học: Dùng dung dịch nước vôi trong dư nhận biết được \(C{O_2}\) vì tạo ra kết tủa trắng. Mẫu còn lại là \({O_2}\).
    \(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\)
    b) Hòa tan hai muối vào dung dịch HCl dư, dẫn khí tạo thành vào dung dịch nước brom. Khí làm mất màu dung dịch nước brom là \(S{O_2} \Rightarrow N{a_2}S{O_3}\) . Mẫu còn lại là \(N{a_2}C{O_3}\).
    \(N{a_2}C{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
    \(N{a_2}S{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + S{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
    \(S{O_2} + B{r_2} + 2{H_2}O \to 2HBr + {H_2}S{O_4}\)




    Câu 4 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Khi nung một hỗn hợp gồm cát trắng và than cốc trong lò điện \({3500^o}C\)thì thu được một hợp chất chứa khoảng 70% Si và khoảng 30% C. Viết phương trình hóa học của phản ứng đó, biết rằng một trong các sản phẩm của phản ứng là cacbon monoxit
    Giải
    \(S{i_x}{C_y}.\)Ta có: \(x:y = \frac{{\% Si}}{{28}}:\frac{{\% C}}{{12}} = \frac{{70}}{{28}}:\frac{{30}}{{12}} = 2,5:2,5 = 1:1.\)Công thức của hợp chất tạo thành sau phản ứng là: SiC .
    Phương trình phản ứng:
    [​IMG]





    Câu 5 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Cho khí \(CO_2\) tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành:
    A. Xanh B. Tím
    C. Đỏ D. Không màu
    Sau khi đun nong dung dịchmột thời gian thì màu chuyển thành
    A. Xanh B. Tím
    C. Đỏ D. Không màu
    Giải
    Chọn C: Vì
    [​IMG]
    Chọn B. Đun nóng \(CO_2\) bay đi, môi trường trở lại trung tính.





    Câu 6 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Viết các phương trình hóa học của phản ứng biểu diễn sơ đồ chuyển hóa sau:
    [​IMG]
    Giải
    [​IMG]




    Câu 7 trang 100 SGK Hóa học 11 Nâng cao.
    Xác định thể tích hiđro (đktc) thoát ra khí cho lượng dư dung dịch natri hiđroxit tác dụng với một hỗn hợp thu được bằng cách nấu chảy 6 gam magie với 4,5 silic đioxit. Giả sử phản ứng được tiến hành với hiệu suất 100%.
    Giải
    \({n_{Mg}} = \frac{6}{{24}} = 0,25mol;{n_{Si{O_2}}} = \frac{{4,5}}{{60}} = 0,075mol\)
    [​IMG]
    \(Si + 2NaOH + {H_2}O \to N{a_2}Si{O_3} + 2{H_2} \uparrow \)
    0,075 \( \to \) 0,15
    Thể tích \({H_2}\) thoát ra ở đktc: \({V_{{H_2}}} = 0,15.22,4 = 3,36\) (lít)