Hoá học 11 Nâng cao - Bài 28: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1 trang 118 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Vitamin A (retinol) có công thức phân tử \({C_{20}}{H_{30}}O\) . Vitamin C có công thức phân tử là \({C_6}{H_8}{O_6}\).
    a) Viết công thức đơn giản nhất của mỗi chất
    b) Tính tỉnh lệ % về khối lượng và tỉ lệ % số nguyên tử các nguyên tố ở vitamin A và vitamim C.
    Giải
    a) Công thức đơn giản nhất của vitamin A: \({C_{20}}{H_{30}}O\), vitamin C: \({C_3}{H_4}{O_3}\)
    b) Tỉ lệ phần trăm khối lượng C, H, O trong vitamin A:
    \(\% {m_C} = \frac{{12.20.100\% }}{{12.20 + 30 + 16}} = 83,92\% \);
    \(\% {m_H} = \frac{{30.100\% }}{{286}} = 10,49\% \)
    \(\% {m_O} = 100\% - (83,92 + 10,49) = 5,59\% \)
    Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các nguyên tố C, H, O trong vitamin A:
    \(\% {n_C} = \frac{{20}}{{51}}.100\% = 39,22\% \)
    \(\% {n_H} = \frac{{30}}{{51}}.100\% = 58,82\% \)
    \(\% {n_O} = 100\% - (39,22 + 58,82) = 1,96\% \)
    Tỉ lệ phần trăm khối lượng C, H, O trong vitamin C:
    \(\% {m_C} = \frac{{12.6.100\% }}{{12.6 + 8 + 16.6}} = 40,91\% \);
    \(\% {m_H} = \frac{{8.100\% }}{{176}} = 4,55\% \)
    \(\% {m_O} = 100\% - (40,91 + 4,55) = 54,54\% \)
    Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các nguyên tố C, H, O trong vitamin C:
    \(\% {n_C} = \frac{{6}}{{20}}.100\% = 30\% \)
    \(\% {n_H} = \frac{{8}}{{20}}.100\% = 40\% \)
    \(\% {n_O} = 100\% - (30+40) = 30\% \)




    Câu 2 trang 118 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Hãy thiết lập công thức đơn giản nhất từ các số liệu phân tích sau:
    a) 70,94% C, 6,40%H, 6,90% N, còn lại là oxi.
    b) 65,92% C, 7,75% H, còn lại là oxi.
    Giải
    a) \({C_x}{H_y}{O_z}\):
    \(\% O = 100\% - (70,94 + 6,4 + 6,9) = 15,76\% \)
    Ta có \(x:y:z:t = \frac{{70,94}}{{12}}:\frac{{6,4}}{1}:\frac{{15,76}}{{16}}:\frac{{6,9}}{{14}}\)
    \(= 5,91:6,40:0,99:0,49 = 12:13:2:1\)
    Công thức đơn giản nhất: \({C_{12}}{H_{13}}{O_2}N\)
    b) \({C_x}{H_y}{O_z}:\)
    \(\% O = 100\% - (65,92 + 7,75) = 26,33\% \)
    Ta có \(x:y:z = \frac{{65,92}}{{12}}:\frac{{7,75}}{1}:\frac{{26,33}}{{16}} \)
    \(= 5,49:7,75:1,65 = 10:14:3\)
    Công thức đơn giản nhất: \({C_{10}}{H_{14}}{O_3}\)




    Câu 3 trang 118 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Phân tích một hợp chất X người ta thu được số liệu sau: 76,31% C, 10,18% H, 13,52% N.Công thức đơn giản X là
    A. \({C_6}{H_{10}}N.\)
    B. \({C_{19}}{H_{30}}{N_3}\) .
    C. \({C_{12}}{H_{22}}{N_2}\).
    D. \({C_{13}}{H_{21}}{N_2}\) .
    Giải
    Ta có \(x:y:t = \frac{{76,31}}{{12}}:\frac{{10,18}}{1}:\frac{{13,52}}{{14}} \)
    \(= 6,36:10,18:0,97 = 20:33:3\)
    Công thức đơn giản nhất: \({C_{20}}{H_{33}}{N_3}\)




    Câu 4 trang 118 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Hãy thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ trong mỗi trường hợp sau:
    a) Đốt cháy hoàn toàn 10 mg hợp chất hữu cơ Y sinh ra 33,85mg và 6,95mg \({H_2}O\).Tỉ khối hơi của hợp chất với không khí là 2,69.
    b) Đốt cháy hoàn toàn 28,2 mg hợp chất hữu cơ Z và cho các sản phẩm sinh ra lần lượt đi qua các bình đựng \(CaC{l_2}\) khan và KOH dư thì thấy bình \(CaC{l_2}\) tăng thêm 19,4mg còn bình KOH tăng thêm 80,0mg.Mặt khác, khi đốt 18,6mg chất đó sinh ra 2,24ml nitơ (đktc).Biết rằng , phân tử chất đó chứa một nguyên tử nitơ.
    Giải
    a) Ta có \({m_C} = \frac{{12.33,{{85.10}^{ - 3}}}}{{44}} = 9,{23.10^{ - 3}}(g)\) ; \({m_H} = \frac{{2.6,{{95.10}^{ - 3}}}}{{18}} = 0,{77.10^{ - 3}}(g)\)
    \( \Rightarrow {m_o} = {10.10^{ - 3}} - (9,23 + 0,77){.10^{ - 3}} = 0\)
    \({C_x}{H_y}:{M_Y} = 29.2,69 = 78\).
    Ta có \(x:y = 1:1 \)
    \(\Rightarrow \) công thức đơn giản nhất của \(Y:{(CH)_n}\)
    Mà \({M_y} = 78 \Rightarrow n = 6\) . CTPT của Y: \({C_6}{H_6}\)
    b) \(\% {m_C} = \frac{{{{12.80.10}^{ - 3}}}}{{44.28,{{2.10}^{ - 3}}}}.100\% = 77,37\% \)
    \(\% {m_H} = \frac{{2.19,{{4.10}^{ - 3}}}}{{18.28,{{2.10}^{ - 3}}}}.100\% = 7,64\% \)
    \(\% {m_N} = \frac{{28.2,{{24.10}^{ - 3}}}}{{22,4.18,{{6.10}^{ - 3}}}}.100\% = 15,00\% \)
    \(\% {m_O} = 100\% - (77,3695 + 7,6438 + 15,00)\% \)
    \(= 0\% \)
    Ta có \(x:y:t = 6:7:1 \Rightarrow \) Công thức đơn giản nhất của Z: \({C_6}{H_7}N\)
    Z chứa 1 nguyên tử nitơ \( \Rightarrow \) CTPT của Z là \({C_6}{H_7}N\)