Hoá học 11 Nâng cao - Bài 32: Luyện tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1 trang 134 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Hãy nêu nguyên tắc và cách thức tiến hành của từng phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ đã học. hãy đưa ra những thí dụ mà em biết về việc áp dụng các phương pháp trong thực tế.
    Giải
    a) Phương pháp chưng cất: Dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau ra khỏi hỗn hợp. Trong quá trình chưng cất, chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ tách ra trước. Ví dụ: Nấu rượu
    b) Phương pháp tách chiết: Dùng để tách chât lỏng có khối lượng riêng khác nhau ra khỏi hỗn hợp. Dựa vào sự tách lớp của các hóa chất. Thông thường nếu các hóa chất hòa tan vào nhau không tách lớp, phải dùng thêm hóa chất để làm cho các chất cần tinh chế tách lớp. Khi đó mới thực hiện được phương pháo chiết. Ví dụ: Ngâm rượu thuốc.
    c) Phương pháp kết tinh: Dùng để tách các chất rắn có độ tan khác nhau ra khỏi hỗn hợp. Dùng dung môi thích hợp hòa tan chất rắn chuyển hỗn hợp cần tách thành hai pha: Pha rắn và pha lỏng, sau đó lọc và đem phần nước lọc kết tinh. Ví dụ: sản xuất đường.




    Câu 2 trang 134 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Hãy thiết lập công thức phân tử của hợp chất A và B ứng với các số liệu thực nghiệm sau (không ghi %O)
    a) C: 58,58%, H:4,06%, N:11,38%, \({d_{A/C{O_2}}} = 2,79\)
    b)C: 39,81%, H:6,68%, \({d_{B/C{O_2}}} = 1.04\)
    Giải
    a) \(\% O = 100 - (58,58 + 4,06 + 11,38) = 25,98\% \)
    \({M_A} = 2,79.44 = 123(g/mol)\)
    Đặt công thức tổng quát của A: \({C_x}{H_y}{O_z}{N_t}\)
    Ta có \(x:y:z:t = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}:\frac{{\% N}}{{14}} = 6:5:2:1\)
    Công thức đơn giản của A: \({\left( {{C_6}{H_5}{O_2}N} \right)_n}\). Ta có \({M_A} = 123 \Rightarrow n = 1\)
    \( \Rightarrow \) CTPT của A: \({C_6}{H_5}{O_2}N\)
    b) Tương tự CTPT của B: \({C_2}{H_4}{O_2}\)




    Câu 3 trang 134 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Parametađion (thuốc chống co giật) chứa 53,45%, 7,01% ,8,92% còn lại là cho biết phân tử khối của nó laf153.Xác định công thức của phân tử hợp chất.Vì sao phân tử khối của các hợp chất chứa là số chẵn của phân tử khối của paramentađion lại là số lẻ(không kể phần thập phân)?
    a) Sự điện li của nước
    b) Tia tử ngoại biến thành \({O_3}\)
    c) Cộng HCl vào etilen
    Giải
    Giải tương tự bài tập 2 ta được CTPT parametađion: \({C_7}{H_{11}}{O_3}N\)
    Phân tử khối của parametađion là số lẻ vì số nguyên tử H là số lẻ.




    Câu 4 trang 134 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Với công thức phân tử \(C{H_2}{O_2}\) một học sinh biểu diễn sự hình thành liên kiết cộng hóa trị bằng các công thức sau:
    [​IMG]
    a) Tính tổng electron hóa trị của các nguyên tử trong phân tử đã cho và viết công thức nào viết thừa hay thiếu electron hóa trị.
    b) Nếu thay thế các cặp electron liên kết bằng các gạch nối thì công thức nào phù hợp, công thức nào không phù hợp với những luận điểm của thuyết cấu tạo hóa học.
    Giải
    [​IMG]





    Câu 5 trang 134 SGK Hóa học 11 Nâng cao.
    Công thức cấu tạo thu gọn nhất của một số hợp chất sau:
    [​IMG]
    a) hãy viết công thức cấu tạo thu gọn của chúng
    b) hãy viết công thức phối cảnh của hợp chất (b) và (c)

    Giải
    [​IMG]
    b)
    [​IMG]
    [​IMG]




    Câu 6 trang 134 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:
    a) Cấu tạo hóa học chỉ cho biết thứ tự liên kết các nguyên tử trong phân tử. [ ]
    b) Cấu tạo hóa học cho biết thứ tự và bản chất liên kết các nguyên tử trong phân tử [ ]
    c) Cấu trúc hóa học chỉ cho biết vị trí không gian của các nguyên tử trong phân tử [ ]
    d) Cấu trúc hóa học cho biết thứ tự, bản chất liên kết và vị trí không goan của các nguyên tử trong phân tử [ ]
    Giải
    a) S
    b) Đ
    c) S
    d) Đ