Hoá học 11 Nâng cao - Bài 53: Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1 trang 224 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Về hình thức thì bậc của ancol biến đổi …(a)…, nhưng về thực chất thì người ta chỉ chia ancol thành …(b)… bậc.
    A.Từ I đến IV
    B. Từ I đến III
    C. Từ 0 đến III
    D. Từ 0 đến IV
    E. 1
    G. 2
    H. 3
    K. 4
    Giải
    Về hình thức thì bậc của ancol biến đổi từ bậc 0 đến bậc III, nhưng về thực chất thì người ta chia ancol thành 3 bậc.




    Câu 2 trang 224 SGK Hóa Học 11 Nâng cao. Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau:
    a)\(C{H_3}C{H_2}C{H_2}C{H_2}OH\)
    b) \(C{H_3}CH(OH)C{H_2}C{H_3}\)
    c) \({(C{H_3})_3}COH\)
    d) \({(C{H_3})_2}CHC{H_2}C{H_2}OH\)
    e) \(C{H_2} = CH - C{H_2}OH\)
    g) \({C_6}{H_5}C{H_2}OH\)
    Giải
    Công thức cấu tạoTên – gốc chức (gốc chức)Tên thay thếBậc
    \(C{H_3}C{H_2}C{H_2}C{H_2}OH\)Ancol butylicButan-1-olI
    \(C{H_3}CH(OH)C{H_2}C{H_3}\)Ancol see-butylicButan-2-olII
    \({(C{H_3})_3}COH\)Ancol ter-butylic2-metyl-propan-2-olIII
    \({(C{H_3})_2}CHC{H_2}C{H_2}OH\)Ancol isoamylic3-metyl butan-1-olI
    \(C{H_2} = CH - C{H_2}OH\)Ancol alylicPropen-1-olI
    \({C_6}{H_5}C{H_2}OH\)Ancol benzylicPhenyl metanolI




    Câu 3 trang 224 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Viết công thức cấu tạo của các ancol sau:
    a) Ancol isobutylic
    b) 3-Metylbutan-1-ol
    c) 2—Methylhexan-3-ol
    d) Xiclohexanol
    e) But-3-en-1-ol
    g) 2-Phenyletan-1-ol
    Giải
    [​IMG]




    Câu 4 trang 224 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Hai đồng phân A và B chỉ chứa C, H và O. Đốt cháy hoàn toàn 1,38 g A thu được 1,344 lít khí (đktc) và 1,62 g nước. Tỉ khối hơi của B so với hiđro bằng 23. A tác dụng với natri giải phóng hiđro còn B không phản ứng với nhau. Hãy xác định công thức phân tử, nhóm chức và công thức cấu tạo của A và B.
    Giải
    Ta có \({d_{A/{H_2}}} = 23 \Rightarrow {M_A} = {M_B} = 46\) (g/mol)
    Đặt công thức tổng quát của A, B là \({C_x}{H_y}{O_z}\) (a mol)
    \({C_x}{H_y}{O_z}+ \left( {x + {y \over 4} - {z \over 2}} \right){O_2} \to xC{O_2} + {y \over 2}{H_2}O\)
    a \( \to \) \(a\left( {x + {y \over 4} - {z \over 2}} \right)\) \( \to \) \(ax\) \( \to \)\({{ay} \over 2}\)
    Theo đề bài ta có: \(\left\{ \matrix{ ax = {{1,344} \over {22,4}} \hfill \cr {{ay} \over 2} = {{1,62} \over {18}} \hfill \cr a(12x + y + 16z) = 1,38 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {\rm{ax}} = 0,06 \hfill \cr ay = 0,18 \hfill \cr az = 0,03 \hfill \cr} \right.\)
    Tỉ lệ x : y : z = 0,06 : 0,18 : 0,03 = 2 : 6 : 1
    Công thức phân tử đơn giản của A là \({\left( {{C_2}{H_6}O} \right)_n}\)
    Với \({M_A} = 46 \Rightarrow \left( {12.2 + 1.6 + 16} \right).n = 46 \Rightarrow n = 1\)
    Công thức phân tử của A là \({C_2}{H_6}O\)
    Theo đề bài A là \(C{H_3} - C{H_2}OH\) (ancol etylic), B là \(C{H_3} - O - C{H_3}\) (đimetylete)




    Câu 5 trang 224 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên các ancol đồng phân ứng với công thức phân tử \({C_5}{H_{12}}O\).
    Giải
    Công thức cấu tạo và tên gọi các ancol có công thức phân tử \({C_5}{H_{12}}O\)
    [​IMG]





    Câu 6 trang 224 SGK Hóa học 11 Nâng cao. Trong mỗi cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao ?
    a) \(C{H_3}OH\) và \(C{H_3}OC{H_3}\)
    b) \({C_2}{H_5}OH\) và \({C_2}{H_5}OC{H_3}\)
    c) \({C_2}{H_5}F\) và \({C_2}{H_5}OH\)
    d) \({C_6}{H_5}C{H_2}OH\) và \({C_6}{H_5}OC{H_3}\)
    Giải
    a) \(C{H_3}OH\) có nhiệt độ sôi cao hơn \(C{H_3}OC{H_3}\)\(C{H_3}OC{H_3}\) tạo được kiên kết hiđro liên phân tử
    [​IMG]
    \(C{H_3}OH\) tan trong nước tốt hơn \(C{H_3}OC{H_3}\)\(C{H_3}OH\) tạo được liên kết hi đro với nước giúp nó phân tán tốt trong nước, tức là tan được trong nước.
    [​IMG]
    b) c) d) Tương tự câu a ta có:
    Nhiệt đội sôi \({C_2}{H_5}OH\) > \({C_2}{H_5}OC{H_3}\); \({C_2}{H_5}F\) < \({C_2}{H_5}OH\); \({C_6}{H_5}C{H_2}OH\)> \({C_6}{H_5}OC{H_3}\). Độ tan \({C_2}{H_5}OH\)>\(C{H_3}O{C_2}{H_5}\); \({C_2}{H_5}OH\)>\({C_2}{H_5}F\); \({C_6}{H_5}C{H_2}OH\)>\({C_2}{H_5}OC{H_3}\).