Hóa học 12 Bài 16 Thực hành Một số tính chất của protein và vật liệu polime

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Nội dung ôn tập
    • Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của Protein khi đun nóng.
    • Thí nghiệm 2: Phản ứng màu Biure
    • Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu Polime khi đun nóng
    • Thí nghiệm 4: Phản ứng của một vài vật liệu Polime với kiềm
    2. Kĩ năng thí nghiệm
    • Không dùng tay cầm trực tiếp hóa chất.
    • Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác ngoài chỉ dẫn.
    • Không đổ lại hóa chất thừa lại lọ đựng ban đầu.
    • Không dùng hóa chất nếu không biết hóa chất gì.
    • Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất.
    • Khi mở lọ hóa chất và lấy hóa chất không để dây ra bàn, dùng xong đậy nắp lại ngay.
    • Khi nhỏ hóa chất lỏng vào ống nghiệm ta nghiêng ống nghiệm 450 rồi nhỏ từ từ vào ống nghiệm.
    Bài tập minh họa
    1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của Protein khi đun nóng
    a. Các bước tiến hành
    Các em quan sát các bước và kĩ năng tiến hành thí nghiệm Sự động tụ Protein qua video sau đây:

    b. Hiện tượng - Giải thích
    • Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.
    • Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.
    2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu Biure
    a. Các bước tiến hành
    Các em quan sát các bước và kĩ năng tiến hành thí nghiệm Phản ứng màu Biure qua video sau đây:
    b. Hiện tượng - Giải thích
    • Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.
    • Giải thích: Do tạo ra Cu(OH)2 theo PTHH:
      2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
      Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit –CO–NH– tạo ra sản phẩm màu tím.
    3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu Polime khi đun nóng
    a. Các bước tiến hành
    Các em quan sát các bước và kĩ năng tiến hành thí nghiệm qua video sau đây:


    b. Hiện tượng - Giải thích
    • Hiện tượng: Khi đốt cháy các vật liệu:
      • PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.
      • PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.
      • Xenlulozơ: cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.
    • Giải thích:
      • PE, Xenlulozơ tham gia phản ứng đốt cháy tạo khí CO2 (khói) và nước.
      • PVC khi cháy ngoài CO2 và nước còn tạo ra phân tử HCl (mùi xốc)
    4. Phản ứng của một vài vật liệu Polime với kiềm
    a. Các bước tiến hành
    • Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất sau: PE, PVC, Sợi len, Xenlulozơ theo thứ tự 1, 2, 3, 4
    • Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml NaOH 10%. Đun sôi, để nguội.
    • Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng là ống 1', 2', 3', 4'
    • ống 1', 2' cho thêm HNO3 và vài giọt AgNO3; ống 3', 4' cho vài giọt dung dịch CuSO4
    • Quan sát rồi đun nóng đến sôi.
    b. Hiện tượng - Giải thích
    • Hiện tượng :
      • ống 1' : không có hiện tượng.
      • ống 2' : xuất hiện kết tủa trắng.
      • ống 3' : xuất hiện màu tím đặc trưng.
      • ống 4' : không có hiện tượng.
    • Giải thích:
      • ống 2' : có pứ :
        • (C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl;
        • NaOHdư + HNO3 → NaNO3 + H2O;
        • NaCl + AgNO3 → AgCl \(\downarrow\) + NaNO3
      • ống 3' : protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit, ... có pứ màu với Cu(OH)2
    Theo LTTK Education tổng hợp