Hoá học 12 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Nguyên tắc nhận biết ion trong dung dịch
    • Dung dịch chứa ion + Thuốc thử:
      • Chất kết tủa
      • Sản phẩm có màu
      • Chất khí khó tan sủi bọt
      • Chất khí bay khỏi dung dịch
    2. Nhận biết một số Cation trong dung dịch
    a. Bảng nhận biết
    $Na^{+}$ : Thử màu ngọn lửa, Ngọn lửa có màu vàng tươi, Ion $Na^{+}$ hầu như không kết tủa với các anion khác.
    $NH_{4}^{+}$: Dung dịch kiềm, Tạo khí $NH_3$ có mùi khai,
    \({\rm{NH}}_{\rm{4}}^{\rm{ + }}{\rm{ + O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}} \uparrow {\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)
    $Ba^{2+}$: Dung dịch H2SO4 dư, Kết tủa màu trắng \({\rm{B}}{{\rm{a}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + SO}}_{\rm{4}}^{{\rm{2 - }}} \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \downarrow\)
    $Al_3^{+}$: Dd kiềm hoặc \(NH_3\), Kết tủa keo trắng tan trong \(OH^{-}\) dư, \({\rm{A}}{{\rm{l}}^{{\rm{3 + }}}}{\rm{ + 3O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{Al(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}} \downarrow\), \({\rm{Al(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}}{\rm{ + O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{AlO}}_{\rm{2}}^{\rm{ - }}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)
    $Fe^{3+}$: Dung dịch kiềm, Kết tủa nâu đỏ,
    \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{{\rm{3 + }}}}{\rm{ + 3O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{Fe(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}} \downarrow\)
    $Fe^{2+}$: Dung dịch kiềm, Kết tủa trắng xanh→đỏ nâu, \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + 2O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{Fe(OH}}{{\rm{)}}_2} \downarrow\), \({\rm{4Fe(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {\rm{4Fe(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}} \downarrow\)
    $Cu^{2+}$: Dung dịch kiềm, Kết tủa xanh,
    \({\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + 2O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \downarrow\)

    b. Màu sắc của một số kết tủa

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    3. Nhận biết một số Anion trong dung dịch
    a. Bảng nhận biết
    $NO_{3}^{-}$: Thuốc thử $Cu / H^{+}$, Dd có màu xanh, khí thoát ra hóa nâu trong không khí, \({\rm{3Cu + 2NO}}_{\rm{3}}^{\rm{ - }}{\rm{ + 8}}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}} \to{\rm{3C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + 2NO}} \uparrow {\rm{ + 4}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\), \({\rm{2NO + }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \to {\rm{2N}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}\), nâu đỏ
    $SO_{4}^{2-}$: Thuốc thử Dd $Ba^{2+}/ H_{+}$ dư, Kết tủa trắng,
    \({\rm{B}}{{\rm{a}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + SO}}_{\rm{4}}^{{\rm{2 - }}} \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \downarrow\)
    $Cl^{-}$: Dung dịch $AgNO_3$, Kết tủa trắng,
    \({\rm{A}}{{\rm{g}}^{\rm{ + }}}{\rm{ + C}}{{\rm{l}}^ - } \to {\rm{AgCl}} \downarrow\)
    $CO_{3}^{2-}$: Thuốc thử Dd axit mạnh $Ca(OH)_2$, Kết tủa trắng, \({\rm{CO}}_{\rm{3}}^{{\rm{2 - }}}{\rm{ + 2}}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}} \to {\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \uparrow {\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\), \({\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{ + Ca(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {\rm{CaC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} \downarrow {\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

    Bài tập minh họa
    1. Bài tập Nhận biết một số ion trong dung dịch - Cơ bản
    Bài 1:
    Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: $ZnSO_4, Cu(NO_3)_2, Al(NO_3)_3$. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng thuốc thử nào? Nêu các hiện tượng diễn ra.

    Hướng dẫn:
    Dùng dd $Ba(OH)_2$ vì:
    • $ZnSO_{4}$ tạo kết tủa màu trắng.
    \({\rm{Ba(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{ + ZnS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \downarrow {\rm{ + Zn(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\)
    • $Cu(NO_{3})_{2}$ tạo kết tủa màu xanh.
    \({\rm{Cu(N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{ + Ba(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \downarrow {\rm{ + Ba(N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\)
    • $Al(NO_{3})_{3}$ tạo kết tủa keo.
    \({\rm{Al(N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}}{\rm{ + Ba(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {\rm{Al(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}} \downarrow {\rm{ + Ba(N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\)

    Bài 2:
    Trình bày cách nhận biết các dung dịch trong suốt, trong lọ mất nhãn sau: $HCl, HNO_3, H_{2}SO_{4}$ bằng phương pháp hóa học?

    Hướng dẫn:
    Trích mỗi chất một ít cho vào 3 ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự (1), (2), (3).
    Lấy dung dịch $BaCl_{2}$ cho vào 3 ống nghiệm, ống nào cho kết tủa trắng là $H_{2}SO_{4}$:
    \({\rm{BaC}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \downarrow {\rm{ + 2HCl}}\)
    Lấy dung dịch $AgNO_3$ cho vào hai ống còn lại, ống nào cho kết tủa trắng sau hóa đen ngoài không khí là chứa axit $HCl$.
    \({\rm{AgN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{ + HCl}} \to {\rm{AgCl}} \downarrow {\rm{ + HN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}\)
    Dung dịch còn lại là $HNO_3$.

    Bài 3:
    Dùng dung dịch $Ba(OH)_2$ để phân biệt $6$ dung dịch $NaNO_3, Fe(NO_3)_3, Al(NO_3)_3, Mg(NO_3)_2, NH_4NO_3, (NH_4)_2SO_4$ sau thì hiện tượng diễn ra là gì?

    Hướng dẫn:
    • $Fe(NO_3)_3$ tạo kết tủa màu nâu đỏ.
    • $Al(NO_3)_3$ tạo kết tủa keo.
    • $Mg(NO_3)_2$ tạo kết tủa trắng.
    • $NH_4NO_3$ tạo khí mùi khai.
    • $(NH_4)_2SO_4$ tạo kết tủa màu trắng đồng thời có khí mùi khai thoát ra.
    2. Bài tập Nhận biết một số ion trong dung dịch - Nâng cao
    Bài 1:
    Có $5$ dung dịch mất nhãn : $Na_2S, BaCl_2, AlCl_3, MgCl_2, Na_2CO_3$. Nếu không dùng thêm thuốc thử thì có thể nhận biết được tối đa số dung dịch là

    Hướng dẫn:
    Cho từng cặp chất trong bình phản ứng từng đôi một, ta có bảng sau:

    [​IMG]

    Vậy có thể nhận biết cả $5$ chất trong $5$ lọ mất nhãn.

    Theo LTTK Education tổng hợp