Hoá học 12 Cơ bản - Crom và hợp chất của Crom

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 - Trang 155 - SGK Hóa học 12. Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển hóa sau:
    Cr \(\overset{(1)}{\rightarrow}\) Cr2O3 \(\overset{(2)}{\rightarrow}\) Cr2(SO4)3 \(\overset{(3)}{\rightarrow}\) Cr(OH)3 \(\overset{(4)}{\rightarrow}\) Cr2O3.
    Bài làm.
    4Cr+3O2\(\overset{(1)}{\rightarrow}\)2Cr2O3
    Cr2O3+3H2SO4 \(\overset{(2)}{\rightarrow}\) Cr2(SO4)3+3H2O
    Cr2(SO4)3+6NH3+6H2O \(\overset{(3)}{\rightarrow}\)2Cr(OH)3+3(NH4)2SO4
    2Cr(OH)3\(\overset{(4)}{\rightarrow}\)(nung)Cr2O3+3H2O





    Bài 2 - Trang 155 - SGK Hóa học 12. Cấu hình electron của Cr3+ là:
    A. [Ar]3d5.
    B. [Ar]3d4.
    C. [Ar]3d3.
    D. [Ar]3d2.
    Hướng dẫn.
    Đáp án C.





    Bài 3 - Trang 155 - SGK Hóa học 12. Số oxi hóa đặc trưng của Crom là :
    A. +2, +4, +6.
    B. +2, +3, +6.
    C. +1, +2, +4, +6.
    D. +3, +4, +6.
    Hướng dẫn.
    Đáp án B.





    Bài 4 - Trang 155 - SGK Hóa học 12. Hãy viết công thức của một số muối crom trong đó nguyên tố Crom:
    a) đóng vai trò cation.
    b) có trong thành phần của anion.
    Hướng dẫn.
    a) Crom đóng vai trò cation : CrCl2, Cr2(SO4)3.
    b) Crom có trong thành phần của anion : Na2CrO4, K2Cr2O7.





    Bài 5 - Trang 155 - SGK Hóa học 12. Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam oxit và 1 mol crom(III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xét xem natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn hay chưa ?
    Hướng dẫn giải.
    \(n_{O_{2}}=\frac{48}{32}=1,5\) (mol).
    => Na2Cr2O7 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) Na2O+ Cr2O3 + \(\frac{3}{2}\) O2.
    1 1 1,5(mol)
    => Na2Cr2O7 chưa bị phân hủy hết.