Hoá học 12 Cơ bản - Luyện tập tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 134 SGK hóa học 12. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do.
    A. Nhôm là kim loại kém hoạt động.
    B. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
    C. Có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
    D. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước.
    Hướng dẫn.
    Chọn B.




    Bài 2 trang 134 SGK hóa học 12. Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?
    A. HCl;
    B. H2SO4;
    C. NaHSO4;
    D. NH3.
    Hướng dẫn.
    Chọn D.




    Bài 3 trang 134 SGK hóa học 12. Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 ở đktc. Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
    A.16,2 gam và 15 gam. B. 10,8 gam và 20,4 gam.
    C. 6,4 gam và 24,8 gam. D. 11,2 gam và 20 gam.
    Hướng dẫn.
    Chọn B.
    nH2 = = 0,6 (mol).
    2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
    0,4 0,6 (mol)
    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
    =>mAl = 27.0,4 = 10,8 (gam); mAl2O3 = 31,2 -10,8 = 20,4 (gam).





    Bài 4 trang 134 SGK hóa học 12. Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích.
    a) Các kim loại: Al, Ca, Na.
    b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.
    c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.
    Hướng dẫn.
    a) Dùng H2O: Na tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt; Ca tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục; Mg, Al không tan. Cho dung dịch NaOH vào Mg, Al, kim loại tan là Al, còn lại là Mg.
    b) Dùng dung dịch NaOH: dung dịch nào thấy tạo kết tủa vẩn đục là dung dịch CaCl2; tạo kết tủa trắng keo sau đó tan khi cho dư NaOH là dung dịch AlCl3; còn lại là dung dịch NaCl.
    c) Dùng nước: CaO tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục, lọc bỏ kết tủa và cho dung dịch Ca(OH)2vào 2 chất còn lại, chất nào tan là Al2O3; không tan là MgO.





    Bài 5 trang 134 SGK hóa học 12. Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi.
    chất nào tan là Al2O3; không tan là MgO.
    a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
    b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
    c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.
    d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2.
    e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
    Hướng dẫn.
    a) 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
    b) 3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl
    Al(OH)3 + NaOH (dư) → NaAlO2 + 2H2O
    c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH
    Al2(SO4)3 + 8NaOH → 2NaAlO2 + 3Na2SO4 + 4H2O
    Al2(SO4)3 + 6NaOH → Al(OH)3↓ + 3Na2SO4
    Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3
    Al2(SO4)3 + 6NaOH → Al(OH)3↓ + 3Na2SO4
    Al(OH)3↓ + NaOH (dư) → NaAlO2 + 2H2O.
    d) CO2 + 2H2O + NaAlO2 → Al(OH)3↓ + NaHCO3
    e) HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaCl
    Al(OH)3 + 3HCl (dư) → AlCl3 + 3H2O.





    Bài 6 trang 134 SGK hóa học 12. Hỗn hợp khí X gồm hai kim loại K và Al có khối lượng 10,5 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong nước được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch A: lúc đầu không có kết tủa, khi thêm được 100 ml dung dịch HCl 1M thì bắt đầu có kết tủa. Tính thành phần % số mol của các kim loại trong X.
    Hướng dẫn.
    Gọi số mol K và Al trong hỗn hợp x, y
    2K + 2H2O → KOH + H2 (1)
    x x (mol)
    2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑ (2)
    y y (mol)
    Do x tan hết nên Al hết, KOH dư sau (2). Khi thêm HCl, ban đầu chưa có kết tủa vì:
    HCl + KOH → KCl + H2O (3)
    X – y x – y (mol)
    Khi HCl trung hòa hết KOH dư thì bắt đầu có kết tủa:
    KAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 ↓ + KCl (4)
    Vậy để trung hòa KOH dư cần 100 ml dung dịch HCl 1M.
    Ta có: nHCl = nKOH dư sau phản ứng (2) = x – y = 0,1.1 = 0,1 (mol) (I)
    Mặt khác: 39x + 27 y = 10,5 (II)
    Từ (1) và (II) => x = 0,2; y = 0,1.
    % nK = $\frac{0,2}{0,3}$.100% = 66,67%;
    %nAl = 100% - 66,67% = 33,33%.