Hoá học 12 Cơ bản - Sự ăn mòn kim loại

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 95 sgk hoá học 12. Ăn mòn kim loại là gì? Có mấy dạng ăn mòn kim loại? Dạng nào xảy ra phổ biến hơn?
    Lời giải:
    -Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
    - Có 2 dạng ăn mòn kim loại là
    +Ăn mòn hóa học
    +Ăn mòn điện hóa học
    -Dạng ăn mòn điện hóa học xảy ra phổ biên hơn( vì ăn mòn hóa học xảy ra khi có nhiệt độ cao, nhưng ăn mòn điện hóa học xảy ra ngay ở nhiệt độ thường, ví dụ thanh sắt để lâu ngày trong không khí bị han gỉ)





    Bài 2 trang 95 sgk hoá học 12. Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hoá học?
    Lời giải:
    -Là quá trình oxi hóa- khử , trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron dịch chuyển từ cực âm đến dương.





    Bài 3 trang 95 sgk hoá học 12. Hãy nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?
    Lời giải:
    -Gây tổn thất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hằng năm chúng ta phải sửa chữa , thay thế nhiều chi tiết máy móc, thiết bị dùng trong nhà máy và công trường, các phương tiện giao thông vận tải.
    -Mỗi năm, lượng săt gỉ chiems 1/4 lượng được sản xuất ra.






    Bài 4 trang 95 sgk hoá học 12. trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vở tàu được bảo vệ? Giải thích?
    - Vỏ tàu bằng thép đwọc nối với thanh kẽm.
    - Vỏ tàu bằng thép được nối với thanh đồng.
    Lời giải:
    Trường hợp vỏ tàu bằng thép đwọc nối với thanh kẽm được bảo vệ




    Bài 5 trang 95 sgk hoá học 12. Cho lá sắt vào
    a) Dung dịch H2SO4 loãng.
    b) dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
    Lời giải:
    a) Cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, thấy khí thoát ra và bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt; bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt tăng dần làm giảm diện tích tiếp xúc giữa thanh sắt với dung dịch H2SO4 do đó khí thoát ra giảm dần và ngừng hẳn.
    Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
    b) Khi cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4, đầu tiên xảy ra phản ứng:
    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
    Cu tạo thành bám trên bề mặt thanh sắt được nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng nên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học.
    + Ở điện cực âm, Fe bị ăn mòn theo phản ứng:
    Fe → Fe2+ + 2e
    + Ở điện cực dương, ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron:
    2H+ + 2e → H2





    Bài 6 trang 95 sgk hoá học 12. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
    Lời giải:
    A. Sắt bị ăn mòn.
    B. Đồng bị ăn mòn.
    C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn.
    D. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.
    Lời giải:
    Chọn A