Hoá học 12 Nâng cao - Bài 20. Dãy điện hóa của kim loại

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 SGK trang 122 hoá học 12 nâng cao. Trong pin điện hoá, sự oxi hoá
    A. Chỉ xảy ra ở cực âm
    B. Chỉ xảy ra ở cực dương
    C. Xảy ra ở cực dương và cực âm
    D. Không xảy ra ở cực dương và cực âm
    Giải:
    Chọn A




    Bài 2 SGK trang 122 hoá học 12 nâng cao. Trong pin điện hoá \(Zn-Cu\) cặp chất nào sau đây phản ứng được với nhau?
    \(\eqalign{
    & A.Z{n^{2 + }} + C{u^{2 + }} \cr
    & B.Z{n^{2 + }} + Cu \cr
    & C.C{u^{2 + }} + Zn \cr
    & D.Cu + Zn \cr} \)
    Giải:
    Chọn C.




    Bài 3 SGK trang 122 hoá học 12 nâng cao. Cho các kim loại: \(Na, Mg, Al, Cu, Ag\). Hãy viết các cặp oxi hoá – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hoá.
    Giải :
    Các cặp oxi – hoá theo thứ tự giảm dần tính oxi hoá.
    \({{A{g^ + }} \over {Ag}};{{C{u^{2 + }}} \over {Cu}};{{A{l^{3 + }}} \over {Al}};{{M{g^{2 + }}} \over {Mg}};{{Na + } \over {Na}}.\)





    Bài 4 SGK trang 122 hoá học 12 nâng cao. Có những pin điện hoá được cấu tạo bởi các cặp oxi hoá – khử sau:
    a. \(P{b^{2 + }}/Pb\) và \(F{e^{2 + }}/Fe\)
    b. \(A{g^ + }/Ag\) và \(F{e^{2 + }}/Fe\)
    c. \(A{g^ + }/Ag\) và \(P{b^{2 + }}/Pb\)
    hãy cho biết:
    - Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hoá.
    - Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hoá – khử trong mỗi pin điện hoá.
    Giải:
    Dấu và tên của các điện cực trong pin điện hoá:
    a. Anot (cực âm) \(Fe \to F{e^{2 + }} + 2e.\)
    Catot (cực dương) \(P{b^{2 + }} + 2e \to Pb.\)
    Phản ứng hoá học: \(Fe + P{b^{2 + }} \to F{e^{2 + }} + Pb.\)
    b. Anot (cực âm) \(Fe \to F{e^{2 + }} + 2e.\)
    Catot (cực dương) \(A{g^ + } + e \to Ag.\)
    Phản ứng hoá học: \(Fe + 2A{g^ + } \to F{e^{2 + }}2Ag.\)
    c. Anot (cực âm) \(P{b^{2 + }} + 2e \to Pb.\)
    Catot (cực dương) \(A{g^ + } + e \to Ag.\)
    Phản ứng hoá học: \(Pb + 2A{g^ + } \to P{b^{2 + }} + 2Ag.\)




    Bài 5 SGK trang 122 hoá học 12 nâng cao. Suất điện động chuẩn của pin điện hoá \(Sn – Ag\) là
    A. \(0,66\,V\)
    B. \(0,79\,V\)
    C. \(0,94\,V\)
    D. \(1,09\,V\).
    Giải:
    Chọn C.
    \({\rm E}_{pin}^0 = {\rm E}_{A{g^ + }/Ag}^0 - {\rm E}_{S{n^{2 + }}/Sn}^0 = 0,8 - ( - 0,14) = 0,94V.\)





    Bài 6 SGK trang 122 hoá học 12 nâng cao. Hãy cho biết chiều của phản ứng hoá học xảy ra giữa các cặp oxi hoá – khử: \(A{g^ + }/Ag;A{l^{3 + }}/Al\) và \(2{H^ + }/{H_2}\). Giải thích và viết phương trình hoá học.
    Giải:
    [​IMG]
    \(Al + 3A{g^ + } \to A{l^{3 + }} + 3Ag.\)​
    [​IMG]
    \(2Al + 6{H^ + } \to 2A{l^{3 + }} + 3{H_2}.\)​
    [​IMG]
    \(2A{g^ + } + {H_2} \to 2Ag + 2{H^ + }\)​





    Bài 7 SGK trang 122 hoá học 12 nâng cao. Biết phản ứng oxi hoá – khử xảy ra trong một pin điện hoá là:
    \(Fe + N{i^{2 + }} \to F{e^{2 + }} + Ni\)
    a. Hãy xác định các điện cực âm và dương của pin điện hoá.
    b. Viết phương trình của phản ứng oxi hoá và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực.
    c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hoá.
    Giải:
    a. Cực âm Fe. Cực dương Ni.
    b. Phương trình của phản ứng oxi hoá và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực.
    Cực âm: \(Fe \to F{e^{2 + }} + 2e.\)
    Cực dương: \(N{i^{2 + }} + 2e \to Ni.\)
    Phương trình hoá học: \(Fe + N{i^{2 + }} \to F{e^{2 + }} + Ni.\)
    c. Suất điện động chuẩn của pin điện hoá: \({\rm E}_{Pin}^0 = {\rm E}_{N{i^{2 + }}/Ni}^0 - {\rm E}_{F{e^{2 + }}/Fe}^0 = - 0,26 - \left( { - 0,44} \right) = 0,18(V).\)





    Bài 8 SGK trang 122 hoá học 12 nâng cao. Tính thế điên cực chuẩn \({{\rm E}^0}\) của những cặp oxi hoá-khử sau:
    \(\eqalign{
    & a.{\rm E}_{C{r^{3 + }}/Cr}^0 \cr
    & b.{\rm E}_{M{n^{2 + }}/Mn}^0 \cr} \)
    Biết:
    -Suất điện động chuẩn của các pin điện hoá:
    \(Cr-Ni\) là \(+0.48\,V\) và của pin \(Cd-Mn\) là \(+0,79\,V\)
    - Thế điện cực chuẩn \({\rm E}_{C{d^{2 + }}/Cd}^0 = - 0,40V\) và \({\rm E}_{N{i^{2 + }}/Ni}^0 = - 0,26V\)
    Giải:
    a. Ta có:
    \(\eqalign{
    & {\rm E}_{Pin(Cr - Ni)}^0 = {\rm E}_{N{i^{2 + }}/Ni}^0 - {\rm E}_{C{r^{3 + }}/Cr}^0 \cr
    & \Rightarrow {\rm E}_{C{r^{3 + }}/Cr}^0 = {\rm E}_{N{i^{2 + }}/Ni}^0 - {\rm E}_{Pin(Cr - Ni)}^0 = - 0,77V \cr} \)
    b. Ta có:
    \(\eqalign{
    & {\rm E}_{Pin\left( {Mn - Cd} \right)}^0 = {\rm E}_{C{d^{2 + }}/Cd}^0 - {\rm E}_{M{n^{2 + }}/Mn}^0 \cr
    & \Rightarrow {\rm E}_{M{n^{2 + }}/Mn}^0 = {\rm E}_{C{d^{2 + }}/Cd}^0 - {\rm E}_{Pin\left( {Mn - Cd} \right)}^0 = - 1,19V. \cr} \)