Hoá học 12 Nâng cao - Bài 38. Crom

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 190 SGK hóa học 12 nâng cao. Hãy trình bày những hiểu biết về:
    a) Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn;
    b) Cấu hình electron nguyên tử của crom;
    c) Khả năng tạo thành các số oxi hóa của crom
    Giải:
    a) Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn: \(Cr\) nằm ở ô thứ 24, chu kì 4, nhóm VIB.
    b) Cấu hình electron nguyên tử của crom: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^5}4{s^1}\) hoặc \(\left[ {Ar} \right]{\rm{ }}3{d^5}4{s^1}\).
    c) Khả năng tạo thành các số oxi hóa của crom: Do có nhiều electron độc thân ở các obitan 3d và 4s nên trong các hợp chất crom có những số oxi hóa sau đây:
    Số oxi hóa bền: \(+2,+3; +6\). Số oxi hóa kém bền: \(+1; +4; +5\).
    - Khi crom có số oxi hóa thấp tính chất của nó giống như các kim loại \(Al; Mn; Fe\).
    - Khi crom có số oxi hoá cao tính chất của nó giống như lưu huỳnh (S)




    Bài 2 trang 190 SGK hóa học 12 nâng cao. Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom. Viết phương trình hóa học minh họa.
    Giải:
    - Giống nhau:
    + Phản ứng với phi kim và \(HCl;{\rm{ }}{H_2}S{O_4}\) loãng.
    [​IMG]
    + Không tác dụng với nước.
    + Bị thụ động hóa trong \(HN{O_{3}}\) và \({H_2}S{O_4}\) đặc nguội.
    - Khác nhau:
    + \(Al\) chỉ có một số oxi hóa là \(+3\); còn \(Cr\) có nhiều trạng thái oxi hóa.
    + Khi tác dụng với \(HCl\) hoặc \({H_2}S{O_4}\) loãng \(Al\) thể hiện số oxi hóa \(+3\), còn \(Cr\) thể hiện số oxi hóa \(+2\).
    + \(Al\) có tính khử mạnh hơn \(Cr\) nên \(Al\) khử được crom (III) oxit.




    Bài 3 trang 190 SGK hóa học 12 nâng cao. Cho phản ứng:
    \(...Cr + S{n^{2 + }} \to ...{\rm{ }}C{r^{3 + }} + ...Sn\)
    a) Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion \(C{r^{3 + }}\) sẽ là
    A.1 B.2 C.3 D.6
    b)Trong pim điện hóa \(Cr –Sn\) xảy ra phản ứng trên
    Biết \(E_{C{r^{3 + }}/Cr}^0 = - 0,74V\) . Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là
    \(A. - 0,60\;V\)
    \(B.\;0,88{\rm{ }}\;V\)
    \(C.\;0.60\;{\rm{ }}V\)
    \(D. - 0,88\;V\)
    Giải:
    a) Chọn B
    b) Chọn C.
    Vì: \(E_{Pin}^0 = E_{S{n^{2 + }}/Sn}^0 - E_{C{r^{3 + }}/Cr}^0 = - 0,14 - ( - 0,74) = 0,60\,V\)





    Bài 4 trang 190 SGK hóa học 12 nâng cao. Tính khối lượng bột nhôm cần dùng trong phòng thí nghiệm để có thể điều chế được \(78\) gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm. Giả thiết hiệu suất phản ứng đạt \(100\%\).
    Giải:
    \(\eqalign{
    & 2Al + C{r_2}{O_3}\buildrel {{t^0}} \over
    \longrightarrow A{l_2}{O_3} + 2C{r_{}} \cr
    & 2.27\,\left( g \right) \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\to 2.52\,\left( g \right) \cr
    & \,\,\,x\,\left( g \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathrel{\mathop{\kern0pt\longleftarrow}
    \limits_{H\% = 100\% }} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;\;\;\;78\left( g \right) \cr} \)
    Khối lượng bột \(Al\) cần dùng là: \(x = {{78.2.27} \over {2.52}} = 40,5\,\,\left( g \right)\)





    Bài 5 trang 190 SGK hóa học 12 nâng cao. Một hợp kim \(Ni –Cr\) có chứa \(80\%\) niken và \(20\%\) crom theo khối lượng. Hãy cho biết trong trường hợp này có bao nhiêu mol niken ứng với 1 mol crom.
    Giải:
    Theo bài trong hợp kim \({m_{Ni}} = {\rm{ }}4{m_{Cr}}\)
    Ta có \({n_{Cr}} = {\rm{ }}1{\rm{ }}mol\)
    \(\eqalign{
    & \Rightarrow {m_{Cr}} = {\rm{ }}1.52{\rm{ }} = {\rm{ }}52{\rm{ }}\left( g \right) \cr
    & \Rightarrow {m_{Ni}} = {\rm{ }}4.52{\rm{ }} = {\rm{ }}208{\rm{ }}\left( g \right) \cr
    & \Rightarrow {n_{Ni}} = {{208} \over {59}} = 3,53{\rm{ }}\left( {mol} \right) \cr} \)