Hoá học 12 Nâng cao - Bài 46. Luyện tập

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 225 SGK hóa học 12 nâng cao. Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn tính oxi hóa của ion kim loại hoặc hợp chất kim loại ?
    \(\eqalign{
    & A.\,A{l^{3 + }} + 3N{H_3} + 3{H_2}O \to Al{\left( {OH} \right)_3} + 3NH_4^ + \cr
    & B.\,F{e^{2 + }} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Fe{\left( {OH} \right)_2} + 2NH_4^ + \cr
    & C.\,Cu{\left( {OH} \right)_2} + 4N{H_3} \to {{\rm{[}}Cu{\left( {N{H_3}} \right)_4}{\rm{]}}^{2 + }} + 2O{H^ - } \cr
    & D.\,3CuO + 2N{H_3} \to 3Cu + {N_2} + 3{H_2}O \cr} \)
    Giải:
    Chọn D




    Bài 2 trang 225 SGK hóa học 12 nâng cao. Phản ứng : \(Mn{O_4}^ - + S{n^{2 + }} + {H^ + } \to M{n^{2 + }} + S{n^{4 + }} + {H_2}O\)
    có tỉ lệ số mol ion chất khử : số mol ion chất oxi hóa là
    \(A.\;1:1\)
    \(B.\;2:1\)
    \(C.\;4:1\)
    \(D.\;5:2\)
    Giải:
    \(2Mn{O_4}^ - + 5S{n^{2 + }} + 16{H^ + } \to 2M{n^{2 + }} + 5S{n^{4 + }} + 8{H_2}O\)
    Chọn D




    Bài 3 trang 225 SGK hóa học 12 nâng cao. Cho phản ứng:
    \({K_2}C{r_2}{O_7} + HCl\buildrel {} \over
    \longrightarrow KCl + CrC{l_3} + {H_2}O + C{l_2}\)
    Trong phản ứng này có bao nhiêu phân tử \(HCl\) bị oxi hóa?
    \(\eqalign{
    & A.3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.6 \cr
    & C.8\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.14 \cr} \)
    Giải:
    Chọn B
    \({K_2}C{r_2}{O_7} + 14HCl\buildrel {} \over
    \longrightarrow 2KCl + 2CrC{l_3} + 3C{l_2} \uparrow + 7{H_2}O\)





    Bài 4 trang 226 SGK hóa học 12 nâng cao. Nêu những điều kiện để chì tác dụng với:
    a) Không khí.
    b) Axit clohiđric.
    c) Axit nitric.
    Giải:
    a) Chì tác dụng với \(O_2\) cần điều kiện là đốt nóng.
    \(2Pb + {O_2}\buildrel {{t^0}} \over
    \longrightarrow 2PbO.\)
    b) Chì không tác dụng với \(HCl\) ở nhiệt đô thường do \(PbCl_2\) kết tủa bao bọc \(Pb\). Nhưng khi đun nóng thì \(PbCl_2\) tan nên phản ứng xảy ra.
    \(Pb + 2HCl \to PbC{l_{2\,\tan }} + {H_2} \uparrow .\)
    c) Chì tác dụng với \(HNO_3\) loãng, đặc nóng, không tác dụng với \(HNO_3\) đặc nguội.





    Bài 5 trang 226 SGK hóa học 12 nâng cao. Chì và thiếc cùng có nhiều số oxi hóa trong các hợp chất và cùng tạo ra hợp chất phức. Tại sao chúng không được xếp vào nhóm những kim loại chuyển tiếp ?
    Giải:
    Chì và thiếc có nhiều đặc điểm giống kim loại chuyển tiếp nhưng không được xếp nhóm kim loại chuyển tiếp vì chúng là các nguyên tố p.





    Bài 6 trang 226 SGK hóa học 12 nâng cao. Ngâm 1 lá kẽm nặng \(100\) gam trong \(100\) ml dung dịch chứa \(Cu{(N{O_3})_2}\;3M\) lẫn với \(Pb{(N{O_3})_2}\;1M\). Sau phản ứng, lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu (giả sử toàn bộ kim loại tạo thành bám vào kẽm)?
    Giải:
    \(Zn\) tác dụng với \(0,3\; mol \;Cu{(N{O_3})_2}\) và \(0,1\; mol\; (Pb{(N{O_3})_2}\)
    \(C{u^{2 + }}\) có tính oxi hóa mạnh hơn \(P{b^{2 + }}\) nên \(C{u^{2 + }}\) ưu tiên phản ứng với \(Zn\) trước
    \(\eqalign{
    & Zn + Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} \to Zn{\left( {N{O_3}} \right)_2} + Cu \downarrow . \cr
    & 0,3\buildrel {} \over
    \longrightarrow 0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\buildrel {} \over
    \longrightarrow 0,3 \cr
    & Zn + Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2} \to Zn{\left( {N{O_3}} \right)_2} + Pb \downarrow . \cr
    & 0,1\buildrel {} \over
    \longrightarrow 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\buildrel {} \over
    \longrightarrow 0,1 \cr} \)
    Khối lượng thanh kẽm sau khi phản ứng kết thúc:
    \(m = 100 - (0,3 + 0,1).65 + (0,3.64 + 0,1.207) = 113,9\,\left( g \right).\)




    Bài 7 trang 226 SGK hóa học 12 nâng cao. Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V1 lít khí (đktc). Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V2 lít khí (đktc). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và so sánh V1 với V2.
    Giải:
    Xét \(1\; mol\; Zn\)
    \(\eqalign{
    & Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow .\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \cr
    & \;\;1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\buildrel {} \over
    \longrightarrow 1\,\,\, \cr
    & \,Zn + 2NaOH + 2{H_2}O \to N{a_2}{\rm{[}}Zn{(OH)_4}{\rm{]}} + {H_2} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \cr
    & \;\;1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\buildrel {} \over
    \longrightarrow 1\,\,\,\,\, \cr}\)
    Từ (1) và (2) ta có : \({n_1} = {n_2} \Rightarrow {V_1} = {V_2}.\)





    Bài 8 trang 226 SGK hóa học 12 nâng cao. 23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch tạo ra ion X2+. Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200 ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+ . Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.
    Giải:
    Gọi khối lượng mol nguyên tử của \(X\) là \(M_X\).
    \({n_{FeC{l_3}}} = 0,2.2 = 0,4\,mol\)
    \(\eqalign{
    & X + 2HCl \to XC{l_2} + {H_2} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \cr
    & 0,2 \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\,\buildrel {} \over
    \leftarrow \,\,\,0,2 \cr
    & XC{l_2} + 2FeC{l_3} \to XC{l_4} + 2FeC{l_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \cr
    & 0,2\;\;\,\buildrel {} \over
    \leftarrow 0,4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \cr} \)
    Từ (1) và (2)
    \( \Rightarrow {n_X} = 0,2\,mol \Rightarrow {M_X} = {{23,8} \over {0,2}} = 119\,\left( {g/mol} \right).\)
    Vậy \(X\) là \(Sn\).




    Bài 9 trang 226 SGK hóa học 12 nâng cao. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu?
    Giải:
    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
    Ta có
    \(\eqalign{
    & {m_\text{kim loại}} + {m_{{O_2}}} = {m_\text{oxít}} \Rightarrow {m_{{O_2}}} = 46,4 - 40 = 6,4\,\left( g \right) \cr
    & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Rightarrow {n_{{O_2}}} = 0,2\,mol \Rightarrow {n_{{O^{2 - }}}} = 0,4\,mol. \cr} \)
    Phản ứng của \(HCl\) với các oxít kim loại được quy gọn theo sơ đồ phản ứng sau:
    \(\eqalign{
    & 2{H^ + } + \;{O^{2 - }} \to {H_2}O \cr
    & 0,8\;\buildrel {} \over
    \leftarrow \;0,4 \cr
    & \Rightarrow {n_{HCl}} = {n_{{H^ + }}} = 0,8\,mol\Rightarrow {V_{HCl}} = {{0,8} \over 2} =0,4\,l \cr} \)