Hoá học 12 Nâng cao - Bài 9. Luyện tập cấu trúc và tính chất của một số cacbohiđrat tiêu biểu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1 trang 52 SGK Hóa 12 Nâng cao. Đốt cháy một chất hữu cơ có 6 nguyên tử \(C\) trong phân tử thu được \(C{O_2}\) và \({H_2}O\) theo tỉ lệ mol 1:1. Hợp chất đó có thể là hợp chất nào trong các hợp chất dưới đây. Biết rằng số mol oxi tiêu thụ bằng số mol \(C{O_2}\) thu được?
    A. Glucozơ \({C_6}{H_{12}}{O_6}\)
    B. Xiclohexanol \({C_6}{H_{12}}{O}\)
    C. Axit hexanoic \({C_5}{H_{11}}COOH\)
    D. Hexanal \({C_6}{H_{12}}O\)
    Giải
    Căn cứ vào 4 đáp án đặt công thức tổng quát của hợp chất hữu cơ cần tìm là \({C_6}{H_{12}}{O_n}\)
    \({C_6}{H_{12}}{O_n} + \left( {9 - {n \over 2}} \right){O_2}\buildrel {} \over
    \longrightarrow 6C{O_2} + 6{H_2}O\)
    Theo đề bài số mol oxi tiêu thụ bằng số mol \(C{O_2}\) nên ta có \(9 - {n \over 2} = 6 \Rightarrow n = 6 \Rightarrow \) chọn A





    Câu 2 trang 52 SGK Hóa 12 Nâng cao. Ghi Đ ( đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông ở mỗi nội dung sau:
    A. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng vị giác
    B. Dung dịch mantozơ có tính khử và đã thủy phân thành glucozơ
    C. Tinh bột và xenlulozơ không thể hiện tính khử vì trong phân tử hầu như không có nhóm OH hemiaxetal tự do.
    D. Tinh bột có phản ứng màu với iot vì có cấu trúc vòng xoắn
    Giải
    A.S
    B.S
    C.Đ
    D.Đ





    Câu 3 trang 53 SGK Hóa 12 Nâng cao. Hãy viết công thức phân từ, công thức cấu tạo thu gọn (ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng) của glucozo, fructozo, saccarozo, mantozo, tinh bột và xenluloza.
    Lời giải:
    Công thức phân tử, công thức cấu tạo thu gọn ( ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng) của glucozo, fructozo, saccarozo, mantozo, tinh bột và xenlulozo
    [​IMG]
    [​IMG]






    Câu 4 trang 53 SGK Hóa 12 Nâng cao. Phần lớn glucozơ được cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp là để tạo ra xenlulozơ. Biết rằng một cây bạch đàn 5 tuổi có khối lượng gỗ trung bình là \(100\) kg chứa \(50\%\) xenlulozơ.
    a,Tính xem 1 ha rừng bạch đàn 5 tuổi mật độ 1 cây/ \(20{m^2}\) đã hấp thụ được bao nhiêu \({m^3}C{O_2}\) và giải phóng ra bao nhiêu \({m^3}{O_2}\) để tạo ra xenlulozơ.
    b,Nếu dùng toàn bộ gỗ từ 1 ha bạch đàn nói trên để sản xuất giấy ( giả sử chứa \(95\%\) xenlulozơ và \(5\%\) phụ gia ) thì sẽ thu được bao nhiêu tấn giấy. Biết rằng hiệu suất chung của quá trình là \( 80\%\) tính theo lượng xenlulozơ ban đầu.
    Giải
    a,Số cây bạch đàn: \({{10000} \over {20}} = 500\) (cây)
    Tổng khối lượng xenlulozơ: \({{500.100.50} \over {100}} = 25000\) (kg)
    \(\eqalign{
    & 6nC{O_2} + 5n{H_2}O\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
    \limits_{clorophin}^{as}} {\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)_n} + 6n{O_2} \uparrow \cr
    & \cr
    & \cr
    & ?\;{m^3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,25000\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,?\,{m^3} \cr} \)
    Thể tích \(C{O_2}\) cần là \({{{{25000.10}^3}.6n.22,4} \over {162n}} = 20740740,74\,(l) = 20740,7\,({m^3})\)
    Thể tích \({O_2}\) giải phóng = \({V_{C{O_2}}} = 20740,7({m^3})\)
    b,Khối lượng giấy sản xuất được:
    \(25000.{{100} \over {95}}.{{80} \over {100}} = 21052,6\,(kg) = 21,0526\,\) (tấn)





    Câu 5 trang 53 SGK Hóa 12 Nâng cao. Tính khối lượng ancol etylic thu được từ:
    a,Một tấn ngô chứa \(65\%\) tinh bột, hiệu suất quá trình đạt \(80\%\).
    b,Một tấn mùn cưa chứa \(50\%\) xenlulozơ, hiệu suất cả quá trình đạt \(70\%\).
    Giải
    a, Khối lượng tinh bột có trong ngô:
    sơ đồ hợp thức :
    \(\eqalign{
    &\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; {\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)_n}\buildrel {} \over
    \longrightarrow 2n{C_2}{H_5}OH \cr
    & \cr
    &\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,\; \,\,\,\,162n\,(g)\,\buildrel {} \over
    \longrightarrow \,\,\,2n.46\,\,(g) \cr
    & \cr
    & 1000.{{65} \over {100}} = 650\,\,(kg)\buildrel {H\% = 80\% } \over
    \longrightarrow {m_{R\,nguyên\,chất}} = {{650.2n.46} \over {162n}}.{{80} \over {100}} = 295,3(kg) \cr} \)
    b, Sơ đồ hợp thức :
    \(\eqalign{
    & \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)_n}\buildrel {} \over
    \longrightarrow 2n{C_2}{H_5}OH \cr

    & \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,\,\,\,\,162n\,(g)\,\;\;\;\,\buildrel {} \over
    \longrightarrow \,\,\,2n.46\,\,(g) \cr
    & \cr
    & 1000.{{50} \over {100}} = 500\,\,(kg)\buildrel {H\% = 70\% } \over
    \longrightarrow {m_{R\,nguyên\,chất}} = {{500.2n.46} \over {162n}}.{{70} \over {100}} = 198,76(kg) \cr} \)