Hoá học lớp 8 - Bài 11. Bài luyện tập 2

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 41 sgk hóa học 8. Hãy tính hóa trị của đồng \(Cu\), photpho \(P\), silic \(Si\) và sắt \(Fe\) trong các công thức hóa học sau: \(Cu{\left( {OH} \right)_2},{\rm{ }}PC{l_5},{\rm{ }}Si{O_2},{\rm{ }}Fe{(N{O_3})_3}\).
    Hướng dẫn giải:
    Ta có: nhóm \((OH), (NO_3)\) và \(Cl\) đều hóa trị I.
    +) \(Cu{\left( {OH} \right)_2}\): \(1.a = 2.I \) do đó \(Cu\) hóa trị II.
    + \(PCl_5\): \(1.a = 5.I\) do đó \(P\) hóa trị V.
    +) \(SiO_2\) : \(1.a = 2.II\) do đó \(Si\) hóa trị IV.
    +) \(Fe(NO_3)_3\) : \(1.a = 3.I\) do đó \(Fe\) hóa trị III.




    Bài 2 trang 41 sgk hóa học 8. Cho biết nhóm công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau ( X,Y là những nguyên tố nào đó) : XO, YH3. Hãy chọn công thức hóa học nào cho phù hợp của X với Y trong số các công thức cho sau đây:
    XY3 (a) , X3Y (b) , X2Y3 (c) , X3Y2 (d), XY (e).
    Hướng dẫn giải:
    Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố XO và YH3, với O hóa trị II, và H hóa trị I.
    => X có hóa trị II và Y có hóa trị III
    Theo quy tắc hóa trị: x.b = y.b
    Ta có công thức hóa học đúng nhất cho hợp chất X và Y là X3Y2.
    Vậy, công thức d đúng nhất.




    Bài 3 trang 41 sgk hóa học 8. Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức hóa học là Fe2O3 , hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hợp chất có phân tử gồm Fe liên kết với (SO4) sau:
    FeSO4 (a) ; Fe2SO4 (b) ; Fe2(SO4)2 (c) ; Fe2(SO4)3 (d) ; Fe3(SO4)2
    Hướng dẫn giải:
    Ta có: Với Fe2O3 mà O hóa trị II à Fe hóa trị III
    Vậy, công thức hóa trị đúng hợp chất có phân tử gồm Fe liên kết với (SO4) hóa trị II là Fe2(SO4)3.
    Vậy công thức d là đúng.





    Bài 4 trang 41 sgk hóa học 8. Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất có phân tử gồm \(K(I)\), bari \(Ba(II)\), \(Al(III)\) lần lượt liên kết với:
    a) \(Cl\).
    b) Nhóm \((SO_4)\).
    Giải
    a) CTHH : \(KCl, BaCl_2, AlCl_3\)
    Phân tử khối \(KCl = 39 + 35,5 = 74,5\) đvC;
    Phân tử khối \(BaCl_2= 137 + 35,5.2 = 208\) đvC;
    Phân tử khối \(AlCl_3= 27 + 35,5.3 = 133,5\) đvC.
    b) CTHH: \(K_2SO_4 ; BaSO_4; Al_2(SO_4)_3\);
    Phân tử khối \(K_2SO_4 = 39.2 + 32 + 16.4 = 174\) đvC;
    Phân tử khối \(BaSO_4= 137 + 32 + 16.4 = 233\) đvC;
    Phân tử khối \(Al_2(SO_4)_3 = 27.2 + (32 + 16.4) .3 = 342\) đvC.