Hoá học lớp 8 - Bài 20. Tỉ khối của chất khí

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 69 sgk hóa học 8. Có những khí sau: N2; O2; Cl2; CO; SO2.
    Hãy cho biết:
    a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđro và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần.
    b) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần.
    Bài giải:
    a) Trong số các chất khí, khí hiđro nhẹ nhất. Tỉ khối của các khí đối với hiđro:
    \(d_{N_{2}/H_{2}}\) = \(\frac{M_{N_{2}}}{M_{H_{2}}}\) = \(\frac{28}{2}\) = 14, Vậy khí N2 nặng hơn khí H2 14 lần;
    \(d_{O_{2}/H_{2}}\) = \(\frac{M_{O_{2}}}{M_{H_{2}}}\) = \(\frac{32}{2}\) = 16, Vậy O2 nặng hơn khí H2 16 lần;
    \(d_{Cl_{2}/H_{2}}\) = \(\frac{M_{Cl_{2}}}{M_{H_{2}}}\) = \(\frac{71}{2}\) = 35,5, Vậy khí Cl2 nặng hơn khí H2 35,5 lần;
    \(d_{CO/H_{2}}\) = \(\frac{M_{CO}}{M_{H_{2}}}\) = \(\frac{28}{2}\) = 14, Vậy khí CO nặng hơn khí H2 14 lần;
    \(d_{SO_{2}/H_{2}}\) = \(\frac{M_{SO_{2}}}{M_{H_{2}}}\) = \(\frac{64}{2}\) = 32, Vậy khí SO2 nặng hơn khí H2 32 lần;
    b) Tỉ khối của các khí đối với không khí:
    \(d_{N_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{N_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{28}{29}\) ≈ 0,966, vậy khí N2; nhẹ hơn không khí 0,966 lần;
    \(d_{O_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{O_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{32}{29}\) ≈ 1,103, vậy khí O2 nặng hơn không khí 1,103 lần;
    \(d_{Cl_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{Cl_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{71}{29}\) ≈ 2,448, vậy khí Cl2 nặng hơn không khí 2,448 lần;
    \(d_{CO/kk}\) = \(\frac{M_{CO}}{M_{kk}}\) = \(\frac{28}{29}\) ≈ 0,966, vậy khí CO nhẹ hơn không khí 0,966 lần;
    \(d_{SO_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{SO_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{64}{29}\) ≈ 2,207, vậy khí SO2 nặng hơn không khí 2,207 lần.




    Bài 2 trang 69 sgk hóa học 8. Hãy tìm khối lượng mol của những khí:
    a) Có tỉ khối đối với oxi là: 1,375; 0,0625
    b) Có tỉ khối đối với không khí là: 2,207; 1,172
    Bài giải:
    a) Khối lượng mol của các khí có tỉ khối với oxi là:
    \(d_{X/O_{2}}\) = \(\frac{M_{X}}{M_{O_{2}}}\) = \(\frac{M_{X}}{32}\) = 1,375 => MX = 1,375 . 32 = 44g
    \(d_{Y/O_{2}}\) = \(\frac{M_{Y}}{M_{O_{2}}}\) = \(\frac{M_{Y}}{32}\) = 0,0625 => MY = 0,0625 . 32 = 2 g
    b) Khối lượng mol của các khí có tỉ khối với không khí là:
    dx/kk = \(\frac{M_{X}}{M_{kk}}\) = \(\frac{M_{X}}{29}\) = 2,207 => MX = 29 . 2,207 = 64 g
    dy/kk = \(\frac{M_{Y}}{M_{kk}}\) = \(\frac{M_{Y}}{29}\) = 1,172 => MY = 29 . 1,172 = 34 g




    Bài 3 trang 69 sgk hóa học 8. Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiêm trong phòng thí nghiệm): khí hiđro; khí clo; khí cacbon đioxit, khí metan CH4 bằng cách:
    a) Đặt đứng bình ?
    b) Đặt ngược bình ?
    Giải thích việc làm này.
    Bài giải:
    Ta có:
    \(d_{H_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{H_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{2}{29}\) = 0,07; \(d_{Cl_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{Cl_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{71}{29}\) = 2,45
    \(d_{CO_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{CO_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{44}{29}\) = 1,52; \(d_{CH_{4}/kk}\) = \(\frac{M_{CH_{4}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{16}{29}\) = 0,55
    a) Khi đặt đứng bình ta sẽ thu được những chất khí nặng hơn không khí (có tỉ khối đối với không khí lớn hơn 1) như khí clo (nặng hơn 2,45 lần), khí cacbon đioxit (1,52 lần).
    b) Khi đặt ngược bình ta sẽ thu được những chất nhẹ hơn không khí (có tỉ khối đối với không khí nhỏ hơn 1) như khí hiđro (nhẹ hơn 0,07 lần), khí metan (nhẹ hơn 0,55 lần).