Hoá học lớp 9 - Bài 33. Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao.
    Kết quả thí nghiệm 1:
    Hiện tượng: Hỗn hợp CuO + C đun nóng và có sự chuyển đổi từ màu đen → màu đỏ.
    Dung dịch nước vôi trong vẩn đỏ.
    Giải thích:
    \(2CuO + C → 2Cu + CO_2\).
    \(CO_2 + Ca(OH)_2 → CaCO_3 + H_2O\).

    2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối \(NaHCO_3\).

    Hiện tượng: Lượng muối \(NaHCO_3\) giảm dần \(→ NaHCO_3\) bị nhiệt phân.
    Phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng → có nước tạo ra.
    Dung dịch \(Ca(OH)_2\) bị vẩn đục.
    Giải thích:
    \(2NaHCO_3 → Na_2CO_3 + H_2O + CO_2\).
    \(Ca(OH)_2 + CO_2 → CaCO_3 + H_2O\).
    3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
    Các phương án nhận biết 3 chất: \(NaCl, Na_2CO_3, CaCO_3\)
    + HCl
    Không có khí → NaCl
    Có khí \(→ Na_2CO_3, CaCO_3\)
    + \(H_2O\)
    Tan: \(Na_2CO_3\)
    Không tan: \(CaCO_3\)
    Thao tác thí nghiệm:
    + Đánh số các lọ hóa chất và ống nghiệm.
    + Lấy 1 thìa mỗi chất vào ống nghiệm có số tương ứng.
    + Nhỏ 2ml dd HCl vào mỗi ống nghiệm:
    - Nếu không có khí thoát ra → NaCl.
    - Có khí thoát ra \(→ Na_2CO_3, CaCO_3\)
    + Lấy một thìa hóa chất trong 2 lọ còn lại cho vào ống nghiệm.
    + Cho 2ml nước cất, lắc nhẹ:
    - Chất rắn tan → nhận ra \(Na_2CO_3\)
    - Chất rắn không tan → nhận ra \(CaCO_3\)