Học đi đôi với hành

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Học đi đôi với hành


    18.jpg
    Học lý thuyết phải kết hợp với thực hành mới thành công​


    • Mở bài:
    Để chiếm lĩnh tri thức và xây dựng cuộc sống con người cần phải học và hành. Bàn về mối quan hệ giữa học và hành, Bác Hồ từng dạy: “học phải đi đôi với hành”.
    • Thân bài:
    * Giải thích:
    “Học”
    : là quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ thực tiễn vào bên trong đầu óc của con người. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lí thuyết, biến lí thuyết thành kĩ năng của mình. Cốt lõi của việc học là nhằm chiếm lĩnh và làm chủ tri thức, tăng cường năng lực hiểu biết của con người. Trước khi bắt đầu thực hành một cái gì đó, con người buộc phải hiểu biết nó trước.
    “Hành”: là quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm ấy vào trong cuộc sống nhằm hoàn thành một công việc cụ thể. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể nhằm hoàn thiện một kĩ năng hoặc hoàn thành một công việc. Cốt lõi của thực hành là nhằm kiểm chứng lí thuyết và kiện toàn nằng lực bản thân, hướng đến sáng tạo, tạo ra một hiệu quả lao động nhất định.
    Nhận xét: giữa “học”“hành” có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ không thể tách rời.

    Bàn luận và chứng minh:
    Nếu “học” mà không “hành” thì nắm vững lí thuyết mà thiếu kĩ năng, thiếu kinh nghiệm thực tế, làm việc dễ thất bại, trở thành người vô dụng.

    Dẫn chứng: thực tế cho thấy người chỉ biết học mà không chịu thực hành thì nắm được nhiều tri thức nhưng tri thức ấy không gắn với thực tế lao động, hiểu nhiều nhưng làm việc vụng về, thường để sảy ra nhiều sai xót, thậm chí gây ra thiệt hại lớn. Họ là người chỉ giỏi khoe khoang, thường lựa chọn những việc nhẹ nhàng, khó hòa đồng cùng tập thể và đời sống xã hội.
    Nếu “hành” mà không “học” thì có kĩ năng, kinh nghiệm thực tế nhưng thiếu hiểu biết, không có sự chỉ đạo của lí thuyết, dễ mắc sai lầm trong công việc, dễ trở thành kẻ phá hoại.

    Dẫn chứng: thực hành nhiều cho ta nhiều kinh nghiệm thực tế, hiểu rõ bản chất của công việc. Thế nhưng, nếu làm việc mà không có hiểu biết thì làm việc mù quáng, không thể định hướng hoặc dự đoán được diễn biến sự việc, dễ dẫn đến sai lầm. Kinh nghiệm rút ra từ thực tế, không có sự chỉ đạo của lí thuyết chỉ thích hợp với những công việc đơn giản. Một khi không nắm vững lí thuyết, không hình dung được trọn vẹn quá trình công việc thì rất dễ dẫn đến thất bại lớn. Một người thợ xây, dù có lành nghề cũng chỉ có thể làm tốt công việc xây trát của mình thôi chứ không thể thay thế người kĩ sư chỉ đạo về kiến trúc và tiến độ xây dựng một công trình lớn được.
    Nếu vừa “học” vừa “hành” thì vừa nắm vững lí thuyết vừa có kĩ năng vững vàng, hình thành kinh nghiệm thực tế, ít sai sót, dễ hoàn thành công việc và thành công trong cuộc sống.

    Bàn luận: Thật tuyệt vời nếu ta biết kết hợp chặt chẽ lí thuyết và thực hành trong từng công việc. Lấy thực hành để kiểm chứng sự đúng đắn của lí thuyết, lấy lí thuyết đúng đắn chỉ đạo tiến trình làm việc nhất định sẽ mang lại kết quả tốt trong học tập và lao động. Thật hiếm khi một người thợ có thể trở thành một kĩ sư tài hoa mà không trải qua quá trình học tập chắc chắn lí thuyết. Và một cử nhân kinh tế không thể trở thành một doanh nhân thành đạt nếu chưa từng trải qua công việc kinh doanh đầy gian khổ.

    Dẫn chứng: Trong cuộc sống có biết bao tấm gương sáng ngời về ý chí học tập và tinh thần thực hành hăng say, mang lại cho xã hội nhiều lợi ích lớn lao. Nếu không trải qua 30 năm bôn ba khắp thế giới, chịu nhiều gian khổ và hăng say học tập thì Hồ Chí Minh khó tìm thấy được con đường giải phóng dân tộc. Và nếu khi đã tìm thấy con đường ấy mà Người không vận dụng nó phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ thì cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chưa chắc đã thắng lợi.
    Mỗi phát minh của các nhà khoa học là lời khẳng định chắc chắn nhất về sự cần thiết phải kết hợp học và hành trong thực tiễn. Không thể phủ nhận thực tế có những phát minh do sự tình cờ, nhưng hầu hết muốn sáng tạo ra cái gì đó con người cần phải học tập thấu suốt và thực hành kiểm chứng rất nhiều lần mới đạt được kết quả.
    Bởi thế, Edison phải hơn 1000 lần thất bại mới tạo ra được bóng đèn điện, học thuyết tiến hóa của Dacuyn phải hơn mọt thập kỉ sau người ta mới công nhận. Một phần do nhận thức của thời đại, phần lớn người ta cần có đủ thời gian để kiểm nghiệm nó bằng các hành động cụ thể trong thực tế.

    Khẳng định: “học” và “hành” là một quá trình biện chứng và liên tục không thể tách rời. Muồn thành công trong cuộc sống cần kết hợp chặt chẽ giữa “học” và “hành”.

    Rút ra bài học giáo dục, liên hệ bản thân: Là học sinh, chúng ta nhất định phải biết kết hợp chặt chẽ giữa học và hành. Lấy việc học làm mục tiêu để tiến bộ, lấy thực hành làm phương pháp khẳng định lí thuyết đã học. Hay nói như Nguyễn Thiếp, một cư sĩ nỗi tiếng thế kỉ 19: “Học từ thấp đến cao. Cứ theo điều đã học mà làm”. Ngoài việc học cũng cần phải rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng nhân cách, trở thành người hữu ích, mai này đem sưc mình xây dựng quê hương đất nước.
    • Kết bài:
    Thực tế đã chứng minh không ai có thể tiến bộ mà không cần phải học tập. Học vấn là do ta chăm chỉ, còn thành công là do ta biết làm việc. Muốn phát triển đất nước thì phải tăng cường giáo dục, muốn đất nước giàu mạnh thì phải hăng say lao động.