Kể lại kỷ niệm đáng nhớ của em với một người bạn thân thiết

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Kể lại kỷ niệm đáng nhớ của em với một người bạn thân thiết


    21.jpg
    • Mở bài
    Ở giữa chợ, xuất hiện một hàng rau mới. Bán hàng là một con nhỏ tràng trạc tui, chừng tám chín tuổi. Sáng, bà mẹ tất tả ra bày một túi rau dưa, rồi con nhỏ ngồi vắt vẻo trên cái ghế đòn, bán từ sáng đến chiều. Người ở chợ thấy mẹ nó gọi Bé Nâu thì cũng gọi theo. Da nó nâu sẫm như cục đường mía người lũn cũn, tròn ỉn.
    • Thân bài
    Nhà tôi bán hàng khô. Thỉnh thoảng, mẹ bé Nâu sai nó chạy qua mua hàng. Con nhỏ đứng từ ngoài cửa, cho miệng vô nói dõng dạc:
    – Béc Chố bán cho con hưa chăm bánh ché, ba chăm bò nhò!
    Ba tôi đứng ngẩn ra. Má tui ráng sức dịch, nhưng cũng đành chào thua.
    Bé Nâu vò đầu bứt tóc bỏ đi. Một lúc sau nó quay lại chìa ra một tờ giấy “Bác Cố bán cho con hai trăm bánh tráng, ba trăm bột ngọt”. Ba má tui thở ra cười nhẹ nhõm. Kể từ đó, mỗi khi thấy bóng nhỏ bé Nâu xẹt ngang qua, tôi ngoác miệng nhái to giọng nói độc quyền của nó. Con nhỏ trợn mắt nhìn tui, ức lắm!
    Một bữa, bé Nâu lại bị sai sang mua hàng nhà tui. Tôi nhảy xổ ra gào: “Bánh ché ăn với bò nhò!”. Bé Nâu lao vào tôi, nện thẳng giữa mũi. Tôi rú lên: “Nhỏ ngọng giết con, má ơi!”. Ai dè, má lại túm lấy tôi, quất luôn vài cán chổi, quát lớn: “Giọng người ta trời sinh ra thế. Cớ gì chọc phá!”.
    Rồi suốt buổi tối Má ngồi kể tốt bé Nâu. Nào nhỏ xíu đã biết phụ mẹ. Nào đụng , chuyện cực khổ mấy cũng cười. Nhất là cái tính thiệt thà, có lần má đưa lầm tờ bạc mười ngàn thay vì tờ năm trăm, nó kiếm má trả bằng được.
    Hết hè tui phải đi học. Trời xui đất khiến, nhỏ bé Nâu cũng lót tót chui vô lớp. Lớp bầu lớp trưởng mới. Mọi người đẩy qua đẩy lại, ồn ào. Bỗng dưng, nhỏ bé Nâu đứng vọt lên đưa tay: “Em nờ câu!” (Em nè cô!). Cả lớp ( nín re, ngó nghiêng. Cô xem học bạ, rồi đồng ý chọn cô học trò mới và can đảm làm lớp trưởng. ‘
    Nhỏ bé Nâu học giỏi nhì lớp. Nếu nó đọc bài bằng giọng dễ nghe, chắc nó giành hạng nhất từ lâu rồi. Tôi học dở tệ. Cô giáo kêu nó kèm tôi. Nó nhận liền. Nó mang theo trong cặp cây thước bự chảng. Sau giờ học, nó kêu tôi ở lại lớp làm hết bài mới về. Thấy cây thước nhịp nhịp, tui ngán, không dám bỏ trốn. Nó ít giảng, sợ tui không hiểu. Nó ghi lên bảng cách giải toán của nó rất rành mạch, tui nhẩm theo, mấy lần thì nhớ. Dần dần, tui cũng học khá lên. Má tôi mừng lắm, những lời khen dành cho bé Nâu càng thêm dài dòng.
    Một buổi sáng, gần tới cổng trường, tôi bị một thằng nhóc đầu gấu giựt cặp, vở viết tung tóe. Chát! Tôi nhắm tịt mắt. Nhưng đó là tiếng thước lớp trưởng bé Nâu “xử” tên nhóc du côn. Bé Nâu lượm vở viết phụ tôi, an ủi:
    – Tao là lớp chưởng! Có chiên gì kiu tao, thâu nín! Theo tao quào lớp, ngàu quài nẫu cừ cho!
    Tôi khóc thút thít, nhưng vẫn hiểu nó nói gì: “Tao là lớp trưởng! Có chuyện gì thì kêu tao, thôi nín! Theo tao vào lớp, ngồi hoài chúng nó cười cho”.
    • Kết bài
    Tôi và bé Nâu thành bạn thân có bữa đi học còn rủ nhau đi ăn xâu (xôi) chung. Sau này lớn lên, mỗi khi nghe ai nói giọng quê của bé Nâu, tôi lại nhớ nó ghê gớm. Mỗi vùng đất có giọng nói riêng. Nếu quý ai đó, bạn sẽ thương luôn cả giọng nói nơi đó. Giống như tôi với bé Nâu vậy.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài mẫu 2:
    • Mở bài
    Phía bên trong xóm là khu chợ cóc. Má tôi làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn, ai trong xóm cũng biết. Dăm bữa, lại có người trong chợ tới đập cửa, nhờ cấp cứu. Bất kể trưa trật hay khuya khoắt, nếu ở nhà, cứ nghe gọi là má cắp túi thuốc, chạy tất tả, nhưng chẳng bao giờ lấy một đồng tiền công.
    • Thân bài
    Ở chợ, có cô Hai Cù Là, bữa bán rau củ, bữa xoay qua bán quần áo con nít đổ đông, rồi có hôm ngồi thu lu sau cái cần xé đầy ắp hột gà hột vịt. Cô Hai nghèo xơ, bầy con lắp xắp. Đã vậy lại hay đau bịnh. Cứ nghe mấy đứa con cô Hai đập cửa báo mẹ nó xỉu giữa chợ, má tui quơ thêm chai thuốc bổ, lọ dầu cù là mang cho cô. Thế nhưng hôm sau, đã thấy giữa chợ cô Hai dang nắng. Má tui kêu trời, cô Hai cười, giải thích trơn trụi: “Nghỉ bán một ngày thì tụi nhỏ khỏi ăn một ngày, bác sĩ ơi!”
    Người trong chợ hay mang quà biếu má, khi chục cam to tướng, khi con cá lóc còn bơi đùng đùng… Má chỉ nói: “Tui nhận cũng được, nhưng lần sau bác bịnh, tui không chữa đâu nghe!”. Người biếu cười lỏn lẻn, ôm quà về. Thế nhưng riêng với cô Hai Cù Là lại khác. Khi cô rụt rè mang qua nhà tui bó rau, hay mấy cái hột gà nhỏ xíu bọc giấy báo nhàu nát, má tôi nhận hết cám ơn vui vẻ. Tui không hiểu nổi má.
    Năm tui học lớp 5, má dắt về con gái lớn của cô Hai. Nhỏ Cúc ở nhà tôi. Ban ngày phụ dọn dẹp, nâu nướng, giặt đồ. Sau bữa cơm tôi má ép nó qua lớp học bổ túc. Tôi chẳng khoái nhỏ Cúc. Nó nấu nướng ăn dở, việc nhà vụng về. Nhưng má chăng bao giờ nghĩ tới việc tìm người giúp việc khác. Một bữa tự dưng nhỏ Cúc nổi hứng mang đôi giày vải của tôi ra chà rửa. Trưa về, nhìn đôi giày thôi màu nhoe nhoét trên dây, tui hét lên giận dữ. Thủ phạm thò đầu ra, lãnh trọn hai chiếc giày bay vào bụng. Nó túm tóc tôi, giựt luôn. Hai con nhóc níu chặt nhau, hét inh ỏi.
    Từ nhà sau má chạy lên, gỡ hai đứa ra. Tôi khóc nức nở. Nhỏ Cúc ngồi một góc, mặt lầm lì. Tôi nhỏm phắt dậy, gom bao nhiêu bực bội lâu nay hét lên: “Tao ghét mày, ghét cả mấy quả trứng mớ rau dở ẹt má mày đem qua đây…”. Giáng xuống tui một cái nảy đom đóm, má đánh tui. Lần đầu tiên. Tui bật khóc, lặng đi. Nhưng chính lúc đó thì nhỏ Cúc lại bưng mặt khóc.
    Nhỏ Cúc bỏ đi. Ngay tối hôm đó, má đi vô xóm chợ kiếm. Nó không chịu trở lại. Tôi cũng giận má, chẳng nói năng gì. Chủ Nhật, má gọi tôi dậy sớm để cùng mà tới nhà cô Hai xin lỗi nhỏ Cúc. Tôi còn chần chừ thì đã nghe tiếng đập cửa. Cô Hai dẫn con gái đến, đứng bồn chồn trước cổng nhà. Má và cô Hai nói chuyện thiệt lâu. Má đẩy tui ra: “Xin lỗi bạn, mau!”. Tui lúng túng nói theo. Bỗng cười. Nhỏ Cúc cười theo. Thế là hòa.
    • Kết bài
    Nhỏ Cúc ở nhà tôi cho đến lớn. Học xong bổ túc nó đi học may, rồi mở tiệm, đỡ đần cô Hai Cù Là. Nó coi má tuôi như người mẹ thứ hai. Mãi sau này, tui mới hiểu má mình phần nào. Không chỉ dạy tôi sống đừng vụ lợi, biết giúp người, má còn dạy tui cách đón nhận lòng biết ơn của người khác, để không ai buồn tủi, mặc cảm vì sự nghèo khó của mình. Chẳng bao giờ má nói những điều ấy bằng lời. Chỉ làm thôi.