Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

    I. Tìm hiểu chung

    1. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

    Văn học Việt Nam thời trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
    Văn học chữ Hán:
    – Ra đời sớm (từ thế kỉ X)
    – Viết bằng chữ Hán
    – Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung quốc: thơ đường luật, chiếu, hịch, cáo…
    – Bao gồm cả thơ và văn xuôi
    Văn học chữ Nôm:
    – Ra đời muộn hơn (khoảng cuối thế kỉ XIII)
    – Viết bằng chữ Nôm
    – Bên cạnh những thể loại tiếp thu từ Trung Quốc là những thể loại của văn học dân tộc: thơ lục bát, song thất lục bát…
    – Thơ chiếm đa số.

    2. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

    a. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:

    Hoàn cảnh lịch sử:

    Giành độc lập tự chủ:
    Lập được kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược.
    Chế độ phong kiến phát triển đi lên.

    Nội dung:

    Nội dung yêu nước vơi âm hưởng hào hùng.

    Nghệ thuật:

    Văn học chữ Hán với những thể loại tiếp thu từ Trung Quốc, có những thành tựu lớn
    Văn học chữ Nôm bắt đầu xuất hiện.
    Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Lí Công Uẩn (chiếu dời đô), Trần Quốc Tuấn (hịch tướng sĩ), Trương Hán Siêu (phú sông Bạch Đằng).

    b. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII:

    Hoàn cảnh lịch sử:

    Cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi.
    Chế độ phong kiến sau khi đạt đỉnh cao cực thịnh có những biểu hiện khủng hoảng.

    Nội dung:

    Từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.

    Nghệ thuật:

    Văn học chữ Hán có thành tựu lớn ở văn chính luận, văn xuôi tự sự.
    Văn học chữ Nôm Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Nôm Đường). sáng tạo những thể loại văn học dân tỗ.
    Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Trãi (Đại cáo bình Ngô, Ức trait hi tập, Quốc tập), Nguyễn Bỉnh Khiêm (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Nguyễn Dữ (Truyền kì mạn lục).

    c. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX

    Hoàn cảnh lịch sử:

    Nội chiến phong kiến và phong trào nông dân khỏi nghĩa.
    Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.

    Nội dung:

    Sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, hướng tới con người, hướng tới hiện thực cuộc sống.

    Nghệ thuật:

    Phát triển mạnh cả về văn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm.
    Văn học chữ Nôm và những thể loại văn học của dân tộc có những thành tựu nghệ thuật lớn.
    Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: nguyễn du (truyện kiều, thơ chữ hán), Đặng Trần Côn (chinh phụ ngân khúc), Nguyễn Gia Thiều (cung oán ngâm), thơ Hồ Xuân Hương, Ngô Gia văn phái (hoàng lê nhất thống chí)…

    d. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX:

    Hoàn cảnh lịch sử:

    Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân cả nước chống xâm lược.
    Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân phong kiến.

    nội dung:

    Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng, có biểu hiện mới với tư tưởng canh tân đất nước.

    nghệ thuật:

    Xuất hiện văn học chữ Quốc ngữ, nhưng chủ yếu vẫn là văn học chữ Hán, cữ nôm.
    Chủ yếu vẫn theo thể loại và thi pháp truyền thống. Tuy nhiên đã có những đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
    Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu (văn tế nghĩa sĩ cần giuộc), Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…

    3. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

    a. Chủ nghĩa yêu nước:


    Yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

    Biểu hiện:

    – Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường.
    – Căm thù giặc, quyết chiến quyết thắng kẻ thù.
    – Tự hào trước những chiến công của dân tộc.
    – Biết ơn, ca ngợi những ngươi hi sinh vì dân vì nước.
    – Yêu thiên nhiên đất nước.

    b. Chủ nghĩa nhân đạo.

    Nội dung nhân đạo bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam từ cội nguồn văn học dân gian và chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

    Biểu hiện:

    – Thương người, cảm thương cho những số phận bất hạnh.
    – Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người
    – Khẳng định, đề cao con người.
    – Hướng tới giải pháp đem lại hạnh phúc cho con người.

    c. Cảm hứng thế sự:

    – Phản ánh cái hiện thực xã hội.
    – Phản ánh cuộc sống cực khổ của người dân.

    4. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

    – Tính quy phạm và sự phá vỡ tính qui phạm.
    – Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
    – Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.

    • Câu hỏi và đề luyện tập
    1. Nêu sự giống nhau và khác nhau của thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
    2. Trình bày khái quát sự phát triển của văn học viết từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX?
    3. Trình bày những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX?
    4. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật?
    5. Từ những đặc điểm này, theo anh/chị cách đọc văn học trung đại có điều gì khác cách đọc văn học hiện đại?
     
    ATPSOFTWARE thích bài này.