Kinh nghiệm khi đi thi APMOS đạt kết quả cao

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    APMOPS là kỳ thi khó của khu vực, để có thể phát huy toàn bộ khả năng của mình, LTTK TEZ xin phép chia sẻ các kinh nghiệm khi đi thi kỳ thi Toán của Châu Á – Thái Bình Dương.

    Kỳ thi Châu Á Thái Bình Dương ( Asia Pacific Mathematical Olympiad for Primary Schools – APMOPS ) là cuộc thi danh giá nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương dành cho học sinh lứa tuổi 11-12 tuổi. Các bố mẹ chú ý, kì thi này dành cho các bạn có khả năng tư duy toán học tốt trở lên và có sự chuẩn bị kỹ càng.

    01.jpg

    Phần I: Những điều cần chuẩn bị trước khi tham gia thi APMOPS
    1. Ngôn ngữ và tâm lý
      Các câu hỏi được đưa ra trong đề thi đều được viết bằng tiếng anh cùng với ký hiệu toán học chuẩn quốc tế. Tuy nhiên đây đều là các phát biển đơn giản và ký hiệu toán học đều đã được học trong nhà trường. Chính vì thế, với khả năng tiếng Anh tối thiểu, nhiều học sinh cũng có thể suy luận được đầu bài. Tuy nhiên, có em lại bị trở ngại tam lý, thấy các từ mới là sợ.
      Để xử lý tình huống này, việc chuẩn bị trước khi thi là cực kỳ quan trọng. Các bạn học sinh cần phải được dạy cách đọc hiểu đề bài, làm quen với đề thi và được ôn luyện theo chuyên đề bài thi.
    2. Công cụ tính toán
      Trong kỳ thi APMOPS, các công cụ sau bị cấm, không mang vào phòng thi:
      – Máy tính
      – Thước kẻ
      – Thước đo độ
      – Bảng số
      Vì vậy các bạn học sinh cần làm quen với cách học toán không cần máy tính và vẽ hình học hay các bài toán tính góc, tính độ dài hoàn toàn bằng tư duy của mỗi bạn.
    Phần II: Những điều cần ghi nhớ khi tham gia thi APMOPS
    1. Không được nản khi nhìn đề bài
      Đề thi APMOPS 100% bằng tiếng Anh khiến nhiều bạn học sinh dễ bị nản khi nhìn thấy từ mới dẫn đến không thể đọc hiểu đề bài. Đây là tình trạng chung của các bạn khi đi thi.
      Cách khắc phục: Các bạn học sinh cần biết được đâu là keywords của câu hỏi và bình tĩnh phân tích đề bài.
    2. Chính xác, tỉ mỉ
      Đề bài đều là các câu hỏi mang tính định lượng, thí sinh cần viết ra được đáp số. Các bài toán không phức tạp về mặt tính toán những đòi hỏi sự tập trung. Người làm đề thi thường rất tường minh dạng thức của câu trả lời có thể chấp nhận được, chẳng hạn trong bài có liên quan đến số π thì hay yêu cầu lấy xấp xỉ π=22/7. Sai sót với các bài toán định lượng có phần rất lớn là do ẩu, bất cẩn, thậm chí là với phép tính đơn giản.
    3. Quản lý thời gian
      Đề thi có 30 câu hỏi, với độ khó tăng dần, và thí sinh làm bài trong 120 phút. Trung bình là 4 phút cho mỗi câu. Mười câu đầu tiên 4×10=40 điểm, mười câu tiếp theo 5×10=50 điểm và mười câu cuối cùng có số điểm là 6×10=60. Tổng điểm của bài thi cao nhất là 40+50+60=150. Thí si được trên 100 điểm thường đạt HCV, HCBK. Do đó, cần thực hiện các nguyên tắc– Làm theo trình tự từ đầu đến cuối (không làm ngược từ dưới lên)
      – Cần có đồng hồ đeo tay để kiểm soát thời gian chừng 30 phút một lần
      – Không nên mất thời gian quá nhiều vào một hai bài khó (≥15 phút)
      – Không cần đọc đề bài từ đầu đến cuối; hãy từng bài ngay sau khi đọc xong
    Phần III: Những nội dung và tài liệu học khi tham gia thi APMOPS
    1. Đề thi đa dạng
      Đề thi APMOPS đa dạng về nội dung, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức rộng như: số học, hình học, tổ hợp đơn giản, tính toán, biến đổi đại số. Một số câu hỏi mới, và lạ với học sinh Việt Nam.
      Các kiểu tư duy và kỹ thuật giải toán do đó rất đa dạng. Dường như, các bài toán giảng dạy ở Việt Nam thường yêu cầu chứng minh các tính chất, đặc điểm hơn là đưa ra một con số. Vậy các bài toán nào thường lạ với học sinh Việt Nam (do chương trình ở Việt Nam không có hoặc các thầy cô giáo bỏ qua)– Các bài toán về tô màu đơn giản
      – Các bài toán về đếm đường đi
      – Các bài về suy luận logic
      – Các bài toán về đường tròn, cung tròn, độ dài cung ℓ=θ360×2πR, quỹ tích.
    2. Tài liệu học
      Các tài liệu tham khảo cơ bản mà nhiều học sinh THCS ở Hà Nội hay dùng gồm có– Cuốn sách Nâng Cao, Phát triển Toán 6, 7, tác giả Vũ Hữu Bình: cuốn này đã được dùng rất nhiều năm và được tín nhiệm. Phần số học của lớp 6 tương đối lạ với nhiều em, và khó. Tài liệu tham khảo này tương đối tốt cho kỳ thi APMOPS nhưng chưa phải tốt nhất.- Các đề thi cũ APMOPS là một tài liệu quan trọng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các đề thi này khoảng 3 tháng trước kỳ thi.
      ( đề thi đã được chia sẻ trong group kín “Cùng con học Toán Tiếng Anh” )- Cuốn sách Số học, tác giả Nguyễn Vũ Thanh, sách này có một số phần về đồng dư, số học, các phép đếm cơ bản có thể phù hợp với thi APMOPS.
      – Các tài liệu đề thi từ năm 2000 đến 2013 đều có trong phần Tài Nguyên trên website này chắc chắn là một nguồn xác thực, nhưng sử dụng được tốt thì không phải dễ với học sinh.
      – Các bài thi trong CEMC Waterloo (hãy tra từ khoá này trên Google) cũng là một nguồn tham khảo tốt, tuy nhiên số lượng bài khó trong này ít hơn APMOPS.
      – Các bài thi từ các cuộc thi của Mỹ AMC 8 và AMC 10, MATHCOUNTS cũng tốt cho APMOPS.
      – Những PHHS chưa có điều kiện cho con cái tham gia các chương trình huấn luyện có thể sử dụng các tài liệu trên cũng có hiệu quả nhất định.
    Phần IV: Chuẩn bị cho vòng thi APMOPS lần 2
    1. Vòng chung kết (vòng 2) được tổ chức tại Singapore, ban tổ chức mời 10 thí sinh có điểm cao nhất (Huy chương Bạch Kim) từ mỗi nước tham gia. Khác biệt chính so với vòng thi thứ nhất gồm:
      – Số lượng bài toán ít hơn: đề thi có chừng 6 đến 8 bài toán, độ khó tăng lên.
      – Yêu cầu phải trình bày lời giải, giải thích câu trả lời.
    2. Những thí sinh lọt vòng hai vẫn gặp khó khăn về ngôn ngữ với những bài toán nhiều chữ, phát biểu có tình huống phức tạp. Thí sinh nên– Học các mẫu câu, cụm từ thường xuyên sử dụng trong lập luận và biến đổi các bước.
      – Tập dượt với các bài toán, viết lời giải đầy đủ
      nhiều bài ở vòng thí thứ nhất có thể áp dụng mẹo để dự đoán kết quả, đặc biệt hoá hoặc thử các tình huống có thể giúp suy luận được đáp số sẽ không được triệt để tại vòng hai.
      – Không nên cầu toàn, viết quá cẩn thận, mất thời giờ.
    3. Đặc biệt, thực đơn phục vụ thí sinh không nên đa dạng, và không nên mạo hiểm với các món lạ. Một em trong đội Việt Nam năm 2013 đã bị đau bụng và ảnh hưởng đến việc làm bài thi đáng kể.
    Với những kinh nghiệm LTTK TEZ đã chia sẻ trên đây, mong rằng các bạn học sinh có thể tự tin làm bài thi và đạt được những kết quả xứng đáng.