Lịch sử 6 Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    [​IMG]


    • Quan sát bức ảnh, em thấy lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường em bây giờ như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Hay bức ảnh nói lên điều gì?” Em có biết những đổi thay đó là gì không ? Tại sao lại có sự đổi thay đó?
      • Lớp học được tổ chức ngoài trời, ngay trước sân nhà, không có phòng học riêng và không có bảng đen, phấn trắng… lớp học có khoảng 7-8 học sinh; sách vở được đặt dưới nền ngay trước mặt.
      • Tất cả học sinh đều mặt quần trắng và áo the dài và đặt biệt là không có học sinh nữ.
      • Tất cả ngồi xếp bằng, tư thế ngay ngắn, tay khoanh trước ngực chăm chú nhìn vào thầy giáo ; một học sinh đang đứng cạnh bàn , mặt quây vào thầy, có lẽ đang trả lời câu hỏi của thầy.”
      • Do ngày xưa điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Qua đó, thấy rõ tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
    1. Xã hội loài người có sự hình thành và phát triển?

    • Lịch sử là tòan bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay
    • Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
    • Lịch sử là một môn khoa học, tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
    2. Mục đích của học tập lịch sử?

    • Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, dân tộc mình.
    • Biết được tổ tiên, ông cha ta đã đấu tranh, lao động và sáng tạo đã bảo vệ đất nước trong quá khứ.
    • Để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh.
    • Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của cha ông trong quá khứ và xác định mình cần phải làm gì cho tương lai.
    • Học lịch sử để quý trọng, biết ơn ông cha ta đã làm nên cuộc sống ngày nay, và chúng ta cần phải ra sức học tập rèn luyện để bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước.
    3. Phương pháp học tập lịch sử?

    • Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác
    • Hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất
    • Chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay in, khắc bằng chữ viết.
    • Nguồn tư liệu là nguồn gốc để giúp ta hiểu biét và dựng lại lịch sử.