Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang (nhà nước thời Hùng Vương)

    • Cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt.
    • Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Cả, sông Mã., thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước.
    • Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa nước.
    • Khó khăn là vào mùa mưa nước sông dâng cao gây lũ lụt thiệt hại lớn về người và của.
    • Nhà nước Văn Lang ra đời trong hòan cảnh: mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo ; giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt., nhu cầu trị thủy và bảo vệ mùa màng.
    2. Nhà nước Văn Lang thành lập

    • Thế kỷ thứ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang tài giỏi thống nhất các bộ lạc, đặt tên nước là Văn Lang, tự xưng là Hùng Vương.
    • Tổ chức của nhà nước Văn Lang:
    • Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô Văn Lang (Bạch hạc – Phú Thọ ngày nay).
    • Cả nước chia thành 15 bộ.
    • Đứng đầu nhà nước là vua Hùng Vương, giữ mọi quyền hành.
    • Giúp vua cai trị có Lạc Hầu (tướng văn), Lạc Tướng (tướng võ).
    • Đứng đầu các bộ có Lạc tướng.
    • Đứng đầu chiềng chạ là Bồ Chính.
      • Dưới bộ lạc là các công xã nông thôn, bấy giờ có tên là kẻ, chiềng, chạ. Đứng đầu kẻ, chiềng, chạ là các bồ chính (già làng) bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của kẻ, chiềng, chạ.
    • Tổ chức nhà nước Văn Lang đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội.
      • Lực lượng vũ trang thời kỳ này là dân binh.
    [​IMG]
    (Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương)
    • 15 bộ như sau:
      • Văn Lang (Bạch Hạc - Việt Trì)
      • Châu Diên (Sơn Tây - Hà Tây)
      • Phúc Lộc (Sơn Tây - Hà Tây)
      • Tần Hưng (Hưng Hoá -
      • Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng)
      • Vũ Ninh (Bắc Ninh)
      • Lục Hải (Lạng Sơn)
      • Ninh Hải (Hưng Yên - Hải Dương - Quảng Ninh)
      • Dương Tuyền (Hải Dương)
      • Giao Chỉ (Hà Nội - Hưng Yên - Nam Định - Ninh Bình - Hà Nam)
      • Cửu Chân (Thanh Hoá)
      • Hoài Hoan (Nghệ An)
      • Cửu Đức (Hà Tĩnh)
      • Việt Thường (Quảng Bình - Quảng Trị)
      • Bình Văn