Lịch sử 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Nông nghiệp và các nghề thủ công

    a. Nông nghiệp

    • Người Lạc Việt gieo cấy trên ruộng đồng hay nương rẫy, đã biết dùng lưỡi cày và lưỡi liềm đồng.
    • Lương thực chính là thóc lúa (lúa gạo), ngoài ra còn có khoai đậu, bầu bí, trồng dâu nuôi tằm, đánh cá, nuôi gia súc.
    b. Thủ công nghiệp

    • Làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà,đóng thuyền được chuyên môn hóa.
    • Nghề luyên kim được chuyên môn hóa cao, đúc lưỡi cày,vũ khí, người thợ thủ công còn đúc trống đồng, thạp đồng.
    • Ngoài ra còn rèn sắt.
    2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang

    • Việc ở: ở nhà sàn hình mái cong hay mái tròn, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
    • Đi lại bằng thuyền.
    • Việc ăn: ăn cơm, rau, cá, thịt, biết dùng mâm, chén, đũa ….
    • Việc mặc: nam đóng khố, đàn bà mặc váy, ngày lễ đeo đồ trang sức.
    3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang

    • Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp là người quyền quý, dân tự do và nô tỳ.
    • Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng, gói bánh chưng, bánh giầy, chôn người chết kèm theo công cụ lao động hay đồ trang sức.
    • Tập quán: tổ chức lễ hội, vui chơi, ca hát, nhảy múa, đua thuyền, thi giã gạo.
    • Tín ngưỡng: thờ các lực lượng tự nhiên như núi, sông, mặt trời, mặt trămg, đất nước..
    • Đời sống vật chất và tinh thần đã hòa quyện với nhau tạo nên tình cảm công đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt.