Lịch sử 6 Bài 24: Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Nước Cham-Pa độc lập ra đời

    a. Giới thiệu:

    [​IMG]
    (Lược đồ Giao Châu và Cham pa giữa thế kỷ VI đến X)
    • Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam) gồm 5 huyện.Huyện Tượng Lâm là huyện xa nhất của quận Nhật Nam (từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh) là địa bàn sinh sống của bộ lạc.
    • Dừa người Chăm cổ), thuộc nền văn hóa đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển, bị nhà Hán đô hộ
    b. Hoàn cảnh:

    • Do căm phẫn chính sách tàn bạo của nhà Hán.
    • Thế kỷ II lợi dụng nhà Hán suy yếu, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập (192-193)
    • Khu Liên tự xưng vua.đặt tên nước là Lâm Ấp.
    • Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ:
    • Dùng quân sự mở rộng lãnh thổ (từ Hoành Sơn đến Phan Rang ) đổi tên nước là Cham-Pa.
    • Đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu- Quảng Nam)
    2. Tình hình kinh tế Văn hoá ChamPa từ thế kỷ II đến thế kỉ X

    a. Kinh tế:

    • Biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò, làm ruộng bậc thang, tạo xe guồng nước
    • Biết trồng hai vụ lúa một năm biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
    • Chăn nuôi, đánh cá, khai thác rừng.
    • Làm đồ gốm, dệt.
    • Buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ.
    b. Văn hoá:

    • Phát triển rực rỡ, phong phú.
    • Chũ viết: bắt nguồn từ chữ Phạn (Ân Độ)
    [​IMG]
    (Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá mang chữ Phạn cổ.)
    • Tôn giáo: Theo Đạo Phật, Bà LaMôn (Đạo Hồi)
    • Tín ngưỡng: hoả táng người chết, ở nhà sàn.
    • Kiến trúc: độc đáo, tháng đĩa Mỹ Sơn, Tháp Chăm…
    [​IMG]
    ( Tháp Chăm ở Phan Rang)
    c. Vương quốc Lâm Ấp.

    • Năm 192, Khu Liên, con trai của Công Tào huyện Tượng Lâm (huyện cực Nam của quận Nhật Nam, tương đương với Khánh Hoà–Phú Yên hiện nay) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân, giết chết quan huyện lệnh Tượng Lâm, thành lập vương quốc Lâm Ấp.
    • Lãnh thổ ban đầu của Lâm Ấp là Tượng Lâm cũ, sau phát triển ra các vùng Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam ngày nay. Kinh đô đầu tiên của Lâm Ấp ở Khánh Hoà; quốc vương đầu tiên là Khu Liên. Cư dân của vương quốc này là Chăm Pa, được phát triển từ cư dân bản địa, vốn là chủ nhân từng sáng tạo ra văn hoá khảo cổ học Sa Huỳnh, tức là cư dân Việt Cổ chịu ảnh hưởng của cư dân Ấn Độ từ đầu Công Nguyên.
    • Vương quốc Lâm Ấp tồn tại tương ứng với bốn triều đại đầu tiên của dân tộc Chăm Pa với 26 đời vua, từ năm 192 đến năm 758. Tên nước Lâm Ấp được nhắc đến từ thời Hậu Hán (Tấn thư, Lâm Ấp truyện) ở phần đất mà thời Hán gọi là huyện Tượng Lâm, phía Nam quận Nhật Nam. Khoảng thời Đường, nước này được thư tịch cổ Trung Quốc nhắc đến với cái tên Hoàng Vương, sau đó là Chiêm Thành.