Lịch sử 6 Bài 25: Ôn tập chương III

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta

    • Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị, đô hộ,gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ năm 179 TCN đến thế kỷ X
    • Tên gọi nước ta qua các triều đại phong kiến Bắc thuộc:
    Thời gianChính quyền đô hộTên gọi nước ta
    111TCNNhà HánChâu Giao
    Đầu thế kỷ IIINhà NgôTách châu Giao thành Quảng Châu ( Trung Quốc), và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
    Đầu thế kỷ VINhà LươngGiao Châu
    603Nhà TùyGiao Châu
    618Nhà ĐườngAn Nam đô hộ phủ
    2. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc

    STTThời gianTên cuộc khởi nghĩaNgười lãnh đạoTóm tắt diễn biến chínhÝ nghĩa
    1Năm 40Hai Bà TrưngHai Bà Trưng
    • Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Giao Châu.
    Ý chí quyết tâm giành độc lập, chủ quyền cho đất nước.
    2Năm248Bà TriệuBà Triệu
    • Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh hóa). Rồi lan ra khắp Giao Châu.
    3Năm
    542 - 602
    Lý BíLý Bí
    • Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa.
    • Chưa đầy 3 tháng nghiã quân làm chủ các quân huyện, chiếm được thành Long Biên.
    • Năm 544, Lý Bí lên ngối hòang đế. Đặt tên nước là Vạn Xuân.
    • Triệu Quang phục 548-602.
    4722Mai Thúc LoanMai Thúc Loan
    • Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông kết hợp nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-pa chiếm được thành Tống Bình.
    5776 - 791Phùng HưngPhùng Hưng Phùng Hải
    • Khỏang 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Tống Bình.
    3. Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội

    • Kinh tế:
      • Các nghề: nông nghiệp, thủ công được duy trì và phát triển hơn trước.
      • Mở rộng giao lưu buôn bán
    • Văn hóa phương Bắc được du nhập vào nước ta, nhưng nhân dân ta vẫn giữ phong tục tập quán của dân tộc (tục nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy).
    • Sau hơn một ngàn năm bị đô hộ, nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán và phát triển kinh tế là nhờ lòng yêu nước; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; ý chí vươn lên; ý thức bảo vệ nền văn hóa dân tộc.