Lịch sử 6 Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    [​IMG]
    Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Tây
    1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây

    • Vào thiên niên kỷ I TCN ở Nam Âu trên bán đảo Ban căng và Italia, vùng Địa Trung Hải xuất hiện 2 quốc gia là Hy lạp và Rô ma, nơi đây có nhiều hải cảng tốt.
    • Đất đai khô cằn trồng nho, ô liu.
    • Nghề thủ công phát triển như luyện kim, mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu…
    • Nên nghề ngoại thương phát triển, buôn bán với Lưỡng Hà, Ai Cập…
    [​IMG]
    Cảng Pi rê ở Hy Lạp
    2. Xã hội cổ đại Hy lạp, Rô ma gồm những giai cấp nào?

    a. Các tầng lớp xã hội

    • Chủ nô là những chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn… họ sống rất sung sướng, rất giàu có và nắm mọi quyền hành.
    • Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu, làm việc cực nhọc, bị chủ nô đối xử tàn bạo như đánh đập, nên khởi nghĩa chống lại như khởi nghĩa X pac-ta-cut năm 73-71 TCN ở Rô ma.
    b. Tổ chức xã hội

    • Xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô nắm quyền thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ → xã hội chiếm hữu nô lệ
    • Nhà nước do chủ nô bầu ra, làm việc theo thời hạn (dân chủ chủ nô)
    [​IMG]
    Lao động của nô lệ ở Rô ma
    3. Chế độ chiếm hữu nô lệ

    • Xã hội chiếm hữu nô lệ có hai giai cấp cơ bản là nô lệ và chủ nô, một xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ.
    • Chủ nô vừa là người cai quản đất nước vừa là người chiếm hữu, chủ của nô lệ.
    • Chế độ chính trị: Nhà nước gồm nhiều bộ phận do dân tự do hay chủ nô bầu ra.
    • Nô lệ làm việc cực nhọc. Thân phận và lao động của họ đều thuộc về chủ nô.
    [​IMG]


    Đồ gốm Hi Lạp cổ đại
    [​IMG]
    Xưởng chế biến dầu ô liu ở Nam I-ta-li-a (kho chum đựng dầu đươc phát hiện)