Lịch sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Tình hình chính trị

    • Chính quyền phong kiến:
      • Mục nát đến cực độ (vua Lê chỉ là bù nhìn,phủ chúa quanh năm hội hè, tệ nạn tham ô công khai, cường hào, địa chủ hà hiếp dân ).
      • Tăng thuế, mất mùa xảy ra liên tiếp, đời sống nhân dân cực khổ.
      • Nhân dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.
    2. Những cuộc khởi nghĩa lớn

    [​IMG]
    (Lược đồ diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII)
    Thời gianTên Cuộc khởi nghĩaĐịa điểm
    1737Nguyễn Dương HưngSơn Tây
    1738-1770Lê Duy MậtThanh Nghệ.
    1740-1751Nguyễn Danh PhươngTam Đảo, Tây Sơn, Tuyên Quang
    1741-175Quân He Nguyễn Hữu CầuĐồ Sơn, lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, xuống Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
    1739-1769Hoàng Công ChấtSơn Nam, Tây Bắc
    • Địa bàn hoạt động rộng.
    • Thất bại do:
      • khởi nghĩa rời rạc, không liên kết thành phong trào rộng lớn.
    • Ý nghĩa:
      • Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, cường quyền của nhân dân ta.
      • Làm cho chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lây tận gốc rễ.
      • Dọn đường cho Tây Sơn tiến ra Bắc.