Lịch sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Phong trào Văn hóa Phục hưng thế kỷ XIVXVII

    a. Nguyên nhân

    • Chế độ phong kiến kềm hãm sự phát triển của xã hội.
    • Giai cấp tư sản mạnh về kinh tế, nhưng không có địa vị xã hội nên họ chống lại phong kiến, dẫn đến Phong trào Văn hóa Phục Hưng thế kỷ XIV - XVII
    Văn hóa Phục hưng: là sự phục hưng tinh thần của nền văn hóa cổ Hi Lạp và Rô ma, sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
    • Ở Italia lan rộng sang Châu Âu.
      • Rabơle là nhà văn, nhà y học.
      • Đêcáctơ: tóan và triết học.
      • Lêôna đơ Vanhxi là họa sĩ, kỹ sư.
      • Côpecníc là nhà thiên văn
      • Sếchx pia là sọan kịch.
    • Tại sao phong trào Văn hóa Phục Hưng lại diễn ra ở Italia đầu tiên:
      • Ở đây quan hệ tư bản chủ nghĩa ra đời sớm nhất.
      • Italia là quê hương của nền văn hóa Hi Lạp, La Mã.
      • Việc phục hồi nền văn hóa Hi Lạp, La Mã còn đề cao tinh thần văn hóa dân tộc
    b. Tư tưởng

    • Phê phán giáo hội Thiên chúa giáo và phong kiến đã phá trật tự xã hội.
    • Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.
    c. Biện pháp

    • Phát động quần chúng chống phong kiến.
    • Mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa Châu Âu.
    • “Là cuộc cách mạng vĩ đại" mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu âu và văn hóa nhân loại.
    Tóm lại: Phong trào đã tác động quần chúng đấu tranh và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Châu Âu và nhân loại
    [​IMG]
    Thiên tài Leonardo Da Vinci
    2. Phong trào Cải cách tôn giáo

    a. Nguyên nhân

    • Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân
    • Giáo Hội là thế lực cản trở sự phát triển của tư sản đang lên.
    b. Nội dung: Cải cách tôn giáo của Lu thơ (Đức)

    • Phủ nhận vai trò thống trị của Giáo Hội.
    • Đòi bãi bỏ lễ nghi phiền tóai.
    • Đòi quay về với giáo lý Ki tô nguyên thủy
    • Lan nhanh sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh.
    c. Tác động
    • Thúc đẩy, châm ngòi cho khởi nghĩa nông dân.
    • Ki tô bị phân làm 2 giáo phái: đạo Tin lành và Ki tô giáo cũ.
    Chiến tranh nông dân Đức

    • Nguyên nhân nổ ra chiến tranh:
      • Tầng lớp thị dân có thế lực kinh tế bị phong kiến kìm hãm
      • Ảnh hưởng của cải cách tôn giáo
    • Diễn biến:
      • Lãnh đạo là Tô-mát Muyn-xe
      • Do nội bộ không thống nhất nên bị thất bại
    • Ý nghĩa:
      • Là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại
      • Phản ánh lòng căm thù của nông dân bị áp bức
      • Góp phần vào trận chiến chống phát xít.
    [​IMG]


    M. Lu–thơ
    [​IMG]


    Bức họa "Mona Lisa" nổi tiếng của Leonardo da Vinci