Lịch sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    Bảng tóm tắt về xã hội phương Đông và phương Tây

    Những đặc điểm cơ bảnXã hội phong kiến phương ĐôngXã hội phong kiến Châu Âu
    Thời kỳ hình thànhTừ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X.
    Hình thành sớm.
    Thế kỷ V X
    Hình thành muộn.
    Thời kỳ phát triểnTừ thế kỷ X đến XV.
    Phát triển chậm.
    Từ thế kỷ XI đến XIV.
    Phát triển tòan thịnh.
    Thời kỳ khủng hoảng và suy vongThế kỷ XVI đến XIX.
    Kéo dài ba thế kỷ
    Thế kỷ XV đến XVI.
    Kết thúc sớm, chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
    Cơ sở kinh tếNông nghiệp đóng kín trong công xã nông thônNông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
    Các giai cấp cơ bảnĐịa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột bằng tô thuế )Lãnh chúa và nông nô
    Bóc lột bằng tô thuế.
    Thế chế chính trịQuân chủQuân chủ
    1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến

    • Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài.
    • Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.
    2. Cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến

    • Cơ sở kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp
    • Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
    • Châu Âu đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
    • Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản
    • Phương Đông địa chủ và nông dân lĩnh canh.
    • Châu Âu là lãnh chúa và nông nô.
    • Bóc lột bằng tô thuế. Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại, xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời.
    3. Nhà nước phong kiến

    • Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian
    • Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
    • Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực tập quyền ngay từ đầu.
    • Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền.