Lịch sử 7 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Tình hình chính trị và quân sự

    1. Nhà Đinh xây dựng đất nước (968 980)

    • Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế Đinh Tiên Hoàng, đặt tên hước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
    • Đặt niên hiệu là Thái Bình, cho đúc tiền riêng, phong tước cho các con, và quan hệ bình thường với nhà Tống.
    • Cử các tướng thân cận nắm chức vụ chủ chốt.
    • Dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.
    → (Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, chứng tỏ độc lập hoàn toàn là 1 nước lớn mạnh, tự hào ngang hàng với Nhà Tống, không là nước phụ thuộc)
    2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê (981 – 1009)

    • Sự thành lập nhà Lê:
      • Đinh Tiên Hoàng bị giết chết (979).
      • Vua Đinh Toàn mới 6 tuổi.
      • Nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, nên Thái Hậu Dương Vân Nga đưa Lê Hoàn lên ngôi vua năm 981 để chỉ huy kháng chiến (Thái hậu Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn là đúng, biết hy sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ dân tộc)
      • Lê Hoàn lên ngôi vua Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc (gọi là Tiền Lê)
      • Vua nắm mọi quyền hành về quân sư và dân sự.
      • Giúp vua có quan Thái Sư, Đại sư; bộ máy quan lại gồm ban văn, võ,tăng.
      • Con vua được phong vương nắm giữ vùng biên giới. (đây là chế độ quân chủ tập trung còn sơ sài)
    • Cả nước chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu
    • Quân đội: gồm 10 đạo, 2 bộ phận:
    • Quân Điện Tiền (Cấm quân): bảo vệ nhà Vua và kinh thành.
    • Quân địa phương đóng tại các lộ, thay phiên nhau luyện tập và sản xuất.
    • Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước trung ương thời Tiền Lê
    [​IMG]
    (Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê)
    • Cho nhận xét về bộ máy nhà nước? So sánh với nhà Đinh?
      • Chế độ quân chủ tập trung, còn sơ sài, hòan thiện hơn nhà Đinh: vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có Thái sư, Đại sư, dưới là quan văn, võ, tăng
      • So với thời nhà Ngô thì bộ máy nhà nước thời Tiền Lê chặt chẽ hơn.
    3. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của Lê Hoàn 981

    • Hoàn cảnh:
      • Cuối năm 979, nhà Đinh rối loạn, quân Tống xâm lược.
    [​IMG]
    (Lược đồ kháng chiến chống Tống năm 981)
    • Diễn biến:
      • Cuối năm 981, nhà Tống cử Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân thủy bộ tiến vào nước ta:
      • Lê Hoàn cho đóng cọc và chận giặc ở sông bạch Đằng (đóng cọc ở áp dụng kinh nghiệm của Ngô Quyền, đã nối tiếp truyền thống trong nghệ thuật đánh giặc)
      • Diệt quân bộ ở biên giới phía Bắc, Hầu Nhân Bảo tử trận.
    • Kết quả:
      • Cuộc xâm lược của Nhà Tống thất bại.
    • Ý nghĩa:
      • Đánh bại cuộc xâm lược của quân Tống, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đố của dân tộc.
      • Khẳng định quyền làm chủ đất nước.
      • Lê Hoàn trao trả tù binh và quan hệ bình thường với nhà Tống.
    • Nguyên nhân thắng lợi:
      • Sự chiến đấu anh dũng của của quân dân, tài chỉ huy của Lê Hoàn.