Lời Nói Và Ý Nghĩa Của Ông Lão Ăn Xin Và Cậu Bé | Người Ăn Xin

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài: Lời NóiÝ Nghĩa Của Ông Lão Ăn XinCậu Bé | Người Ăn Xin

    1 – Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin (trang 30, Tiếng Việt 4, Tập một). Lời nói, ý nghĩ ấy nói lên điều gì?

    2 – Lời nói, ý nghĩa của ông lão ăn xin trong hai cách kể có gì khác nhau?

    Bài Làm:

    1 – a) Ý nghĩ của cậu bé:
    – Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào?
    – Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
    b) Lời nói của cậu bé:
    – Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
    c) Lời nói và ý nghĩ của cậu bé thể hiện sự chân thành, thương xót, cảm thông cho ông lão, và rất muốn làm một việc gì đó để giúp đỡ ông. Cậu bé là một người giàu lòng thương người, luôn nghĩ về người khác. Đó chính là một nét đẹp trong cuộc sống của chúng ta.
    2 – Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau có gì khác nhau: .
    a) Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
    b) Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy tôi đã cho ông rồi.
    – Cách kể thứ nhất (a): Kể nguyên văn lời nói trực tiếp của ông I với cậu bé. Tác giả đã dẫn ra các từ mà ông lão đã xưng hô; gọi cậu bé là cháu xưng mình là ông lão.
    – Cách kể thứ hai (b): Tác giả chính là nhân vật tôi, kể lại gián tiếp lời ông lão, gọi người ăn xin là ông lão.
    Như vậy, sự khác nhau của hai cách kể trên thể hiện qua lời trực tiếp và gián tiếp.