Lòng tự trọng – một phẩm đức cao quý của con người

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Lòng tự trọng – một phẩm đức cao quý của con người

    Bài làm:

    Mở bài:

    Người xưa đề cao lòng tự trọng, xem nó là một phẩm đức cần có ở bậc chính nhân quân tử. Bởi thế mà lễ giáo được gìn giữ, đạo lí được thực thi, cương pháp có sức mạnh. Người nay, không để cao lòng tự trọng, dẫm đạp lên lương tri. thế nên, thế thái nhân tình điên đảo, kẻ xấu nhiều, người ngay ít, lẽ công bằng trở thành điều khó tin. Lòng tự trọng là viên ngọc quý trong kho tàng phẩm chất của con người. Chính lòng tự trọng làm nên vẻ đẹp đầu tiên có ở con người mà không phải bất kì một phẩm chất nào khác.

    Thân bài:

    Tự trọng là biết coi trọng danh dự bản thân và giữ gìn phấm chất tốt đẹp vốn cod của mình. Ngoài ra, tự trọng cho ta biết ý nghĩa, giá trị của mình trong cuộc sống này. Giải đáp được câu hỏi mình là ai? Người có lóng tự trọng luôn phát hiện ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình. Từ điều đó mà phát huy hết sức những điểm mạnh ấy thật tốt. Rồi nổ lực cố gắng khắc phục những điểm chưa tốt và cố gắng hoàn thiện hơn.
    Con người từ ngàn xưa đã luôn coi trọng lòng tự trọng vì họ muốn gìn giữ bộ mặt của gia đình. Vì thế các thế hệ con cháu đều được người lớn dạy dỗ nghiêm ngặt về đạo lý làm người, đặc biệt là lòng tự trọng. Để sau này chúng trở thành một người chính trực mà tiếp quản đất nước.
    Trong xã hội văn hoá phát triển, con người càng đề cao “lòng tự trọng” không chỉ trong công việc mà cả các mối quan hệ giữa người với người. Bởi vì người có lòng tự trọng sẽ có một lối suy nghĩ lành mạnh và cách cư xử đúng đắn trong mọi tình huống. Trong công việc, nếu một người mang đức tính tốt thì họ sẽ chịu trách nhiệm, suy sét kỹ lưỡng về phần việc mà mình đã nhận. Như thế, người đó sẽ được nhiều tín nhiệm và kính nể của mọi người. Trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, người tự trọng luôn hoà đồng nhã nhặn từng cử chỉ, hành động. Không chỉ thế họ còn vô cùng lịch sự khi nói chuyện tạo cảm giác cho đối phương về một cách nhìn tốt về mình. Họ sẽ được nhiều người quý mến và giúp đỡ.
    Vì vậy muốn làm được những điều đó, chúng ta cần giữ được phẩm giá và đạo đức của mình. Trong các mối quan hệ giao tiếp, ta cần từ tốn, hoà nhã tránh nói chêm vào khi người khác đang nói. Nếu đối phương nói sai và mình muốn giúp thì cũng phải đợi họ nói xong rồi mới đưa ra ý kiến riêng, đó là phép lịch sự. Vì thế ta sẽ không làm mất giá trị của mình trước đám đông. Đối với gia đình ta phải bày tỏ lòng kính trọng với ngưới lớn tuổi hơn như ông bà , cha mẹ , anh chị.
    Ngoài ra, ta cần nhường nhịn người nhỏ hơn mình, như thế mọi người càng yêu thương mình hơn. Trong công việc, chúng ta phải biết chịu trách nhiệm về việc mình đã làm, phải luôn trung trực, thành thật. Vì nếu một người luôn phấn đấu hoàn thành công việc một cách nhiệt huyết thì người đó sẽ gặt hái được nhiều thành công. Nói riêng về học tập thì ta cần nỗ lực thật lớn và đạt thành tích cao. Điều đó giúp ba mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh ta luôn tự hào và đặt nhiều niềm tin vào ta. Và chúng ta không được quay cóp hay gian lận khi có các kì kiểm tra. Bởi vì nếu bị phát hiện thì ta sẽ bị mất đi lòng tự trọng của mình.
    Dân tộc Việt Nam ta đã có vô số tấm gương về lòng tự trọng và vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Trong đó nổi bật nhất là Lý Tự Trọng , người anh hùng của dân tộc. Mọi thường nói “Lý Tự Trọng sống mãi tên anh”, vì sao lại nói như thế ? Vì Lý Tự Trọng trong thời khác chiến chống giặc, anh luôn giữ vững lòng tự trọng của mình mà không từ bỏ lòng yêu đất nước tha thiết. Vì vậy Lý Tự Trọng là một tấm gương sáng để mọi người soi theo và cũng là biểu tượng của lòng tự trọng đối với đất nước.
    Có tấm gướng tốt để chúng ta học hỏi thì cũng có những biểu hiện sai lệch về lòng tự trọng. Đó là học sinh hiện nay đang có các hành vi sai phạm trong các kì thi như quay cóp. Ngoài ra tình trạng lười biếng học tập, dựa dẫm vào gia đình vẫn luôn là vấn đề nóng bỏng đối với sở giáo dục. Đối với người lớn, mốt số người chỉ biết ích kỷ cho riêng bản thân họ mà chẳng hề đồng cảm với những người khó khăn hơn mình. Những điều đó cần phải khắc phục nhưng điều đó có hiệu quả hay không thì vẫn ở con người chúng ta. Vì nếu biện phá có tốt đến đâu di chăng mà người thực hiện chúng không cố gắng thì cũng vô dụng.
    Từ những dẫn chứng đã được nêu trên, ta có thể thấy rằng tự trọng là một phẩm chất cần thiết cho mỗi người. Không chỉ thế lòng tự trọng phải nên được gìn giữ và phát huy đúng cách song song với các đức tính khác.
    Đối với nhưng học sinh chúng ta, mỗi người cần cố học tập và phương pháp học tốt như sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lí, tích cực tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi điều mới để nghiên cứu. Như thế chúng ta dần theo lối sống nề nếp mà trở thành một người có ích cho xã hội và đất nước.

    Kết bài:

    Lòng tự trọng là một phẩm đức không thể thiếu đối với mỗi người. Nó giúp ta biết được mình là ai và cần làm gì, giúp ta biết quý trọng bản thân hơn. Chúng ta phải biết giữ gìn phẩm đức ấy như gìn giữ chính linh hồn của mình.