Luận văn tốt nghiệp - Đánh giá hiệu quả sản xuất cói ở xã quảng vọng, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

  1. Tác giả: LTTK CTV26
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Luận văn tốt nghiệp - Đánh giá hiệu quả sản xuất cói ở xã quảng vọng, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

    Huyện Quảng Xương được xem là một huyện nghèo, đồng đất không mấy
    thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
    Trước tình hình đó UBNN huyện đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà cụ
    thể là huyện đã chuyển hằng trăm ha đất trồng lúa thoái hóa cho năng suất thấp sang
    trồng cói với năng suất và giá trị kinh tế cao.
    Không nằm ngoài sự chuyển biến đó, Xã Quảng Vọng cũng đã khuyến khích
    người dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa với năng suất thấp sang trồng cói. Hiện
    nay, xã Quảng Vọng là xã đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ
    trồng lúa sang trồng cói với diện tích lớn. Góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời
    sống nhân dân trong xã.
    Quảng Vọng là xã có diện tích trồng cói lớn nhất huyện Quảng Xương. Thu nhập
    từ cói cũng đóng tỉ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của người dân. Phát triển cói đã và
    đang tạo công ăn việc làm cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Tuy nhiên, do là một xã thuần nông nên người dân
    chưa bỏ được tập quán canh tác lạc hậu, chưa thực sự quan tâm đến đầu tư phân bón, cải
    tạo đất. Đồng thời mức độ thâm canh chưa cao, chưa hợp lý nên chưa khai thác hết được
    thế mạnh kinh tế của loại cây trồng này. Xuất phát từ tình hình trên mà tôi chọn đề tài
    nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả sản xuất cói ở xã Quảng Vọng, huyện Quảng
    Xương, tỉnh Thanh Hóa ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    Mục đích của đề tài - Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế. - Đánh giá hiệu quả sản xuất cói của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quảng
    Vọng. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cói cũng
    như khả năng đầu tư cho sản xuất cói của người dân địa phương. - Đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả canh tác cói
    trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó nâng cao vai trò của cây cói trong phát triển kinh tế
    nông nghiệp nông thôn và cải thiện đời sống nhân dân.
    Đại


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪